Môn Global Perspectives là một môn học mới dành cho học sinh từ 11 đến 14 tuổi (tương đương với bậc Trung học).
Cambridge đã hợp tác với một số trường giảng dạy môn Cambridge Global Perspectives để phát triển chương trình. Sự hợp tác này sẽ góp phần đảm bảo mang lại sự tiến bộ và đánh giá các kỹ năng phù hợp, đồng thời cam kết rằng các trường Cambridge trên thế giới có thể dễ dàng kết hợp các bài học vào chương trình giảng dạy hiện có của mình.
Học sinh sẽ được học gì?
Chương trình phát triển các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phản ánh, hợp tác và giao tiếp. Môn học này củng cố sự liên kết giữa tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai, toán học, khoa học và ICT Starters.
Nghiên cứu cho thấy học sinh bắt đầu phát triển và thực hành các kỹ năng càng sớm thì tác động đến việc học của các em sẽ càng lớn. Cambridge Global Perspectives hỗ trợ học sinh nhỏ tuổi phát triển và bổ sung các kỹ năng ngoại khóa ở độ tuổi sớm hơn, hỗ trợ các em trong quá trình học tập khi các em lên cấp THPT và cao hơn.
Chương trình sẽ được giảng dạy như thế nào?
Chương trình được xây dựng dựa trên các Thử thách. Có 6 thử thách một năm. Giáo viên có thể tích hợp các Thử thách vào bài giảng hoặc bài học hiện có của họ tùy theo nhu cầu. (Vui lòng xem các thử thách mẫu cho Giai đoạn 8 và Giai đoạn 9 dưới đây).
- Cambridge Global Perspectives Challenge – Giai đoạn 8 Dự đoán tương lai
- Cambridge Global Perspective Challenge – Giai đoạn 9 Các căn bệnh có thể ngăn ngừa được hay không.
Chương trình được xây dựng rất linh hoạt để các trường có thể chọn cách tổ chức giảng dạy, theo thời lượng một giờ hoặc cả ngày. Chương trình cho phép giáo viên tập trung vào Thử thách từ đầu đến cuối. Các tùy chọn phân phối linh hoạt là đặc điểm chính của chương trình.
Mỗi Thử thách dài sáu giờ, được chia nhỏ thành một loạt các hoạt động và bao gồm một loạt các kỹ năng. Các kỹ năng được dạy thông qua một loạt các chủ đề sử dụng quan điểm cá nhân, địa phương và phạm vi toàn cầu. Giáo viên giúp học sinh xem xét nhiều vấn đề toàn cầu hoặc chủ đề đưa ra trong nhiều bối cảnh.
Các chủ đề trong môn học:
• Sức khỏe và dịch bệnh
• Di cư
• Hệ thống tín ngưỡng
• Hòa bình và xung đột
• Thay đổi nhân khẩu học
• Sự phát triển bền vững
• Nghèo đói và bất bình đẳng
• Sử dụng lao động
• Đa dạng sinh học và mất cân bằng hệ sinh thái
• Luật pháp và tội phạm
• Giáo dục cho mọi người
• Thể thao và giải trí
• Truyền thống, văn hóa và bản sắc
• Nhiên liệu và năng lượng
• Gia đình
• Nước, thực phẩm và nông nghiệp
• Toàn cầu hóa
• Thay đổi cộng đồng
• Trao đổi thương mại và viện trợ
• Giao thông và cơ sở hạ tầng
• Con người và các loài khác
• Nhân quyền
• Ngôn ngữ và giao tiếp
Hình thức đánh giá
Trong suốt chương trình, giáo viên tập trung vào việc phản hồi về các kỹ năng học sinh cần phát triển. Khi một thử thách được hoàn thành, giáo viên có thể thảo luận với học sinh về “những điều đã làm tốt” và cách các em có thể cải thiện hơn nữa. Nhờ vậy, học sinh có thể nắm bắt và cải thiện kết quả học tập của mình.
Một kì thi đánh giá Cambridge Lower Secondary Checkpoint Global Perspectives được tổ chức vào cuối năm học cuối để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh thực hiện một dự án theo nhóm. Dự án này sẽ được sử dụng để đánh giá xem các kỹ năng của học sinh đã phát triển như thế nào trong suốt chương trình học. Giáo viên sẽ chấm bài của học sinh, sau đó giám khảo của Cambridge sẽ kiểm duyệt. Học sinh sẽ nhận được bản báo cáo thành tích ở cấp độ Vàng, Bạc hoặc Đồng và nhà trường sẽ nhận được báo cáo phản hồi.