Cấu trúc bài thi IELTS

IELTS được biết đến với hai hình thức thi: Học Thuật (Academic) và Tổng quát (General Training). Hai hình thức thi này sẽ giống nhau ở phần thi Nghe và Nói, và sẽ khác nhau ở phần thi Đọc và Viết. Thí sinh cần chắc chắn mình cần lấy chứng chỉ IELTS Học thuật hay Tổng quát để có sự chuẩn bị chính xác.

Phần thi Nghe, Đọc và Viết IELTS sẽ được hoàn thành trong cùng một ngày và không có sự gián đoạn nào giữa 3 phần thi. Riêng phần thi Nói sẽ được hoàn thành trước hoặc sau 3 kỹ năng còn lại. Tổng thời gian thi cho cả 4 kỹ năng là 2 tiếng 45 phút.

Cấu trúc bài thi Nghe (30 phút)

Thí sinh sẽ nghe 4 đoạn ghi âm của người bản ngữ, sau đó viết câu trả lời cho một loại những câu hỏi.

·       Bài nghe 1 – một cuộc hôi thoại giữa hai người trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày.

·       Bài nghe 2 – một đoạn độc thoại đặt trong ngữ cảnh xã hội hang ngày, ví dụ như một bài phát biểu về cơ sở vật chất tại địa phương.

·       Bài nghe 3 – Một cuộc hội thoại có từ hai đến bốn người tham gia trong ngữ cảnh môi trường giáo dục và đào tạo. Ví dụ như một trợ giảng đại học và một sinh viên thảo luận về bài tập lớn.

·       Bài nghe 4 – Một đoạn độc thoại về chủ đề học thuật, ví dụ như một bài giảng cho sinh viên đại học.

Người đánh giá sẽ kiểm chứng khả năng nắm bắt ý chính và thông tin chi tiết, ý kiến và thái độ của người nói, mục đích của lời nói cũng như kiểm tra khả năng theo kịp sự phát triển ý của người nói.

Mô tả phần thi nghe IELTS

Hình thức thi trên giấy: Có bốn phần với mười câu hỏi mỗi phần. Các câu hỏi được thiết kế để câu trả lời xuất hiện theo thứ tự xuất hiện trong nội dung nghe.

Hai phần đầu giải quyết các tình huống đặt trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày. Phần 1 sẽ xuất hiện một cuộc trò chuyện giữa hai người (ví dụ, một cuộc trò chuyện về sắp xếp việc đi lại). Phần 2 sẽ có một đoạn độc thoại (ví dụ, một bài phát biểu về cơ sở vật chất tại địa phương). Hai phần thi nghe cuối cùng sẽ đưa ra các tình huống đặt trong ngữ cảnh môi trường giáo dục và đào tạo. Phần 3 là một cuộc trò chuyện giữa hai diễn giả chính (ví dụ, hai sinh viên đại học đang thảo luận, có thể là dưới sự hướng dẫn của một trợ giảng). Phần 4 là một đoạn độc thoại về một chủ đề học thuật.

Các bài nghe chỉ được nghe một lần. Người nói trong các bài nghe sẽ có đa dạng các giọng Anh khác nhau, ví dụ Anh-Anh, Anh-Úc, Anh-New Zealand, Anh-Mỹ và Anh- Canada.

Thời gian: Khoảng 30 phút (thêm 10 phút để chuyển câu trả lời vào phiếu trả lời).

Số câu hỏi: 40

Dạng bài làm: Các dạng câu hỏi sẽ đa dạng: trắc nghiệm, nối, đánh dấu mặt bằng/ bản đồ/sơ đồ, biểu mẫu/ghi chú/bảng/lưu đồ/hoàn thành tóm tắt, hoàn thành câu.

Trả lời: Thí sinh viết câu trả lời vào đề thi. Khi kết thúc bài thi, thí sinh sẽ có 10 phút để chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời. Thí sinh cần cẩn thận khi viết câu trả lời trên phiếu trả lời vì lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ bị trừ điểm.

Điểm: Mỗi câu hỏi có giá trị 1 điểm

Chi tiết về bài thi nghe IELTS

Dạng câu hỏi 1 – Câu hỏi trắc nghiệm

Hình thức và cấu trúc: Trong các câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 3 đáp án, hoặc trước mỗi câu sẽ có 3 đáp án lựa chọn để hoàn thành câu. Thí sinh sẽ phải chọn ra một câu trả lời đúng trong các đáp án A, B hoặc C. Đôi khi, thí sinh cũng sẽ gặp những câu hỏi có nhiều hơn 1 đáp án đúng và việc cần làm là phải chọn tất cả các phương án phù hợp. Trong trường hợp này thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi để kiểm tra xem có bao nhiêu đáp án đáp ứng được yêu cầu đề bài.

Nhiệm vụ trọng tâm: Câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng nhằm kiểm tra một loạt các kỹ năng. Thí sinh cần hiểu rõ về một chi tiết cụ thể hoặc có cái nhìn khái quát về các ý chính của bài thi nghe.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 2 – Nối

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu nối danh sách các mục từ bài nghe với một nhóm các lựa chọn trên đề thi.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng bài thi này đánh giá kỹ năng nghe chi tiết cũng như đánh giá xem thí sinh có thể hiểu thông tin được đưa ra trong một cuộc trò chuyện về chủ đề hàng ngày, chẳng hạn như các loại khách sạn, nhà hàng khác nhau, vv… Dạng câu hỏi này cũng đánh giá khả năng theo dõi cuộc trò chuyện giữa hai người và có thể được sử dụng để đánh giá khả năng của thí sinh trong việc nhận ra các mối quan hệ và kết nối giữa các dữ kiện trong bài nghe.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 3 – Đánh dấu mặt bằng/bản đồ/sơ đồ

Hình thức và cấu trúc: Thí sính được yêu cầu hoàn thành các chỗ trống cần điền từ trên một mặt bằng (ví dụ: một tòa nhà), bản đồ (ví dụ một phần của thị trấn) hoặc sơ dồ (ví dụ: một phần thiết bị). Các câu trả lời thường được chọn từ một danh sách trên phiếu trả lời câu hỏi.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng bài này đánh giá khả năng hiểu của thí sinh. Ví dụ, mô tả về một địa điểm và liên hệ dữ liệu được cho với hình ảnh đại diện. Điều này đòi hỏi thí sinh phải bắt kịp ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ và các hướng không gian (ví dụ: đi thẳng vào/ qua cánh cửa phía xa).

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 4– Hoàn thành biểu mẫu, ghi chú, bảng, sơ đồ và tổng kết

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được đề bài yêu cầu hãy điền vào ô trống trong một biểu mẫu sau khi đã nghe đoạn băng được ghi âm. Cụ thể như sau:

  • Dạng biểu mẫu: ghi lại những chi tiết thực tế như tên của cá nhân hay tổ chức;
  • Dạng ghi chú: tóm tắt các thông tin bất kỳ trong một bố cục cho sẵn, thể hiện rõ những danh mục có liên quan đến nhau;
  • Dạng bảng: tóm tắt thông tin liên quan đến các danh mục trong biểu mẫu. Ví dụ: địa điểm, thời gian, giá cả,…
  • Dạng sơ đồ: tóm tắt một quy trình có các giai đoạn rõ ràng. Hướng của quy trình trong biểu mẫu được hiển thị bằng mũi tên.

Thí sinh sẽ phải chọn câu trả lời từ danh sách trên phiếu dự thi hoặc xác định xem đâu là từ còn thiếu trong đoạn hội thoại, tuân theo số từ được giới hạn trong hướng dẫn. Thí sinh không được thay đổi từ trong đoạn ghi âm bằng bất cứ phương thức nào.

Thí sinh nên đọc kỹ hướng dẫn vì số lượng từ hoặc số mà họ nên sử dụng để điền vào chỗ trống sẽ khác nhau. Một giới hạn từ sẽ được đưa ra, ví dụ: NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER (Không nhiều hơn hai từ và/ hoặc 1 số). Thí sinh sẽ bị trừ điểm nếu viết nhiều hơn số từ đã quy định, và thí sinh nên kiểm tra kỹ giới hạn từ này cho mỗi bài. Những từ dạng rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ được gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn.

Nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung vào những điểm chính mà người nghe sẽ ghi lại một cách tự nhiên trong tình huống này.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 5 – Hoàn thành câu

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu đọc một loạt các câu tóm tắt thông tin chính từ tất cả các bài nghe hoặc từ một phần của bài nghe. Sau đó, thí sinh điền vào khoảng trống trong mỗi câu bằng cách sử dụng thông tin từ bài nghe. Một giới hạn từ được đưa ra, ví dụ: “NO MORE THAN ONE WORD AND/OR A NUMBER”.

Thí sinh sẽ bị mất điểm nếu viết nhiều hơn số từ được cho phép. (Thí sinh nên kiểm tra giới hạn từ này cẩn thận cho mỗi bài nghe: giới hạn là MỘT, HAI hoặc BA từ). Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ được gạch nối được tính là 1 từ đơn.

Nhiệm vụ trọng tâm: Phần hoàn thành câu tập trung vào khả năng xác định thông tin chính trong nội dung nghe. Thí sinh phải hiểu quan hệ như nguyên nhân và hệ quả.

Số câu hỏi: Linh hoạt.

Dạng câu hỏi 6 – Câu hỏi với câu trả lời ngắn

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu đọc một câu hỏi và sau đó viết một câu trả lời ngắn sử dụng thông tin từ bài nghe. Một giới hạn từ được đưa ra, ví dụ: “NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER“. Thí sinh sẽ bị mất điểm nếu viết nhiều hơn số từ đã được quy định. Thí sính phải kiểm tra giới hạn từ một cách cẩn thận cho mỗi bài làm. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ được gạch nối được tính là 1 từ đơn. Đôi khi thí sinh sẽ phải trả lời một câu hỏi mà yêu cầu họ liệt kê 2 hoặc 3 ý chính.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng bài hoàn thành câu tập trung vào khả năng nghe các sự kiện cụ thể, ví dụ như địa điểm, giá cả hoặc thời gian, trong bài nghe của thí sinh.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Phần thi Nghe IELTS Listening được tính điểm như thế nào?

Bài thi Nghe sẽ được chấm bởi những giám khảo đã được chứng nhận và được giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo độ tin cậy. Tất cả phiếu trả lời sau khi được chấm sẽ được Cambridge Assessment English phân tích thêm.

Chuyển đổi điểm theo Band score

Một bảng quy đổi điểm được xây dựng cho bài thi Nghe, theo đó 40 điểm sẽ được quy đổi sang thang điểm 9 của IELTS. Điểm sẽ được chấm dưới dạng 1 band hoặc 0.5 band.

Mỗi câu trả lời đúng trong bài kiểm tra 40 câu hỏi sẽ tương ứng với 1 điểm. Cần cẩn thận khi viết câu trả lời trên phiếu trả lời vì lỗi chính tả và ngữ pháp kém sẽ bị trừ điểm.

Cấu trúc bài thi Đọc (60 phút)

Phần thi kỹ năng Đọc gồm có 40 câu hỏi. Sẽ có một số loại câu hỏi được sử dụng để kiểm tra kỹ năng đọc. Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng đọc để nắm bắt ý chính, đọc để hiểu các khái niệm chính, đọc để nhớ chi tiết, đọc lướt, đọc hiểu các lập luận chặt chẽ, và nhận ra quan điểm, thái độ và mục đích của người viết.
Bài thi IELTS Học thuật (IELTS Academic test) – Hình thức Học thuật bao gồm ba đoạn văn dài thuộc thể loại miêu tả, tả thực đến thảo luận và phân tích. Đây là những bài đọc được trích từ sách, tập san, tạp chí và báo. Các đoạn văn này được chọn để dành cho độc giả không chuyên nhưng được công nhận là thích hợp với những thí sinh sẽ đăng ký các khóa học tại đại học hoặc đăng ký chuyên môn.

Mô tả phần thi IELTS Học thuật (Academic Reading)

Hình thức thi trên giấy: Sẽ có 3 đoạn văn với nhiều câu hỏi sẽ thuộc đa dạng các dạng bài khác nhau.

Thời gian: 60 phút

Số câu hỏi: 40

Dạng câu hỏi: Một loạt các dạng câu hỏi được lựa chọn sử dụng: câu hỏi trắc nghiệm, xác định thông tin, xác định quan điểm của người viết,  nối thông tin, nối tiêu đề, nối tính năng, nối phần kết câu, hoàn thành câu, hoàn thành tóm tắt, hoàn thành ghi chú, hoàn thành bảng, hoàn thành biểu đồ, hoàn thành nhãn sơ đồ và câu hỏi dưới dạng câu trả lời nhắn.

Nguồn nội dung: Nội dung được lấy từ sách, tạp chí, các bài báo và được viết cho những độc giả không phải chuyên gia. Tất cả các chủ đề được quan tâm chung. Những chủ đề này giải quyết các vấn đề thú vị, thích hợp và có thể tiếp cận được đối với những người sẽ dự tuyển vào các khóa đại học hoặc sau đại học hoặc đăng ký chuyên môn. Các đoạn văn có thể được viết theo nhiều phong cách khác nhau, ví dụ như tường thuật, miêu tả hoặc thuyết minh/lập luận. Ít nhất một văn bản chứa lập luận logic chi tiết. Văn bản có thể chứa các tài liệu không có ngôn từ như sơ đồ, đồ thị hoặc hình ảnh minh họa. Nếu văn bản chứa các thuật ngữ kỹ thuật, một bảng chú giải thuật ngữ đơn giản sẽ được cung cấp.

Trả lời: Thí sinh phải chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời trong thời gian thi. Sẽ không có thêm thời gian dành cho việc chuyển câu trả lời sang phiếu trả lời như trong phần thi Nghe. Thí sinh cần cẩn thận khi viết câu trả lời trên phiếu trả lời vì lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ bị trừ điểm.

Điểm số: Mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với 1 điểm.

Chi tiết phần thi Đọc IELTS Học thuật (IELTSAcademic Reading)

Dạng câu hỏi 1 – Trắc nghiệm

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh tham gia dự thi sẽ phải chọn câu trả lời đúng nhất từ ​​4 phương án (A, B, C hoặc D) hoặc 2 câu trả lời đúng nhất từ ​​5 phương án (A, B, C, D hoặc E) hoặc 3 câu trả lời đúng nhất từ ​​7 phương án (A, B, C, D, E, F hoặc G).

Thí sinh sẽ phải viết chữ cái của câu trả lời đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi có thể liên quan đến việc hoàn thành một câu, trong đó chúng được đưa ra phần đầu tiên của câu và sau đó chọn cách tốt nhất để hoàn thành câu đó từ các lựa chọn, hoặc có thể liên quan đến các câu hỏi hoàn chỉnh.

Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong văn bản: nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ nằm trong văn bản trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Dạng bài thi này có thể sử dụng với bất kỳ loại văn bàn nào.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng đề trắc nghiệm (Multiple Choice) kiểm tra một loạt các kỹ năng đọc, bao gồm việc hiểu rõ các chi tiết hoặc hiểu biết tổng thể về các điểm chính của văn bản.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 2 – Xác nhận thông tin

Hình thức và cấu trúc:  Thí sinh sẽ được cung cấp một số câu nhận định và được hỏi “Do the following statements agree with the information in the text?” (Câu trả lời nào dưới đây phù hợp với thông tin trong bài viết?). Sau đó, thí sinh sẽ được yêu cầu viết đáp án “True’, “False” hoặc “Not Given” trên phiếu trả lời câu hỏi.

Sự khác biệt giữa “False” và “Not Given”: FALSE – thông tin trong đoạn văn ngược lại với câu được đề cập; NOT GIVEN –thông tin không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.

Thí sinh cần lưu ý là bất cứ hiểu biết hay thông tin nào được cung cấp ngoài đoạn văn cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định câu trả lời mà phải bám sát đoạn văn mà đề bài cho.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi xác nhận thông tin đánh giá khả năng của thí sinh trong việc xác định những yếu tố cụ thể của thông tin được truyền đạt trong văn bản.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 3 – Xác định quan điểm của người viết

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được cung cấp một số câu nhận định và được hỏi “Do the following statements agree with the views/claims of the writer?” (Câu trả lời nào dưới đây phù hợp với quan điểm của người viết?). Sau đó, thí sinh sẽ được yêu cầu viết đáp án “True’, “False” hoặc “Not Given” trên phiếu trả lời câu hỏi.

Sự khác biệt giữa “False” và “Not Given”: FALSE – thông tin trong đoạn văn ngược lại với câu được đề cập; NOT GIVEN –thông tin không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.

Thí sinh cần lưu ý là bất cứ hiểu biết hay thông tin nào được cung cấp ngoài đoạn văn cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định câu trả lời trong bài thi.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi Xác nhận quan điểm của tác giả (Identifying writer’s views/claims) đánh giá khả năng nhận biết quan điểm hoặc ý tưởng của thí sinh và do đó, dạng câu hỏi này thường được sử dụng với các văn bản nghị luận hoặc tranh luận.

Số lượng câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 4 – Nối thông tin

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được yêu cầu tìm thông tin cụ thể trong các đoạn văn A,B,C,.. Thí sinh có thể được yêu cầu tìm: các chi tiết cụ thể, ví dụ, lý do, mô tả, so sánh, tóm tắt, giải thích. Thí sinh không nhất thiết phải tìm thông tin trong mọi đoạn/ phần của văn bản, nhưng có thể có nhiều hơn một phần thông tin mà người dự thi cần tìm trong một đoạn/ phần nhất định.

Dạng bài này có thể được sử dụng với bất cứ nội dụng nào để kiểm tra khả năng đọc, từ kỹ năng xác định vị trí chi tiết đến nhận dạng tóm tắt hoặc định nghĩa.

Nhiệm vụ trọng tâm: Bài thi nối thông tin đánh giá khả năng đọc lướt lấy thông tin cụ thể của thí sinh. Không giống như dạng câu hỏi 5 – nối các các tiêu đề (matching headings), dạng bài này liên quan đến thông tin cụ thể hơn là ý chính.

Số lượng câu hỏi: Linh hoạt.

Dạng câu hỏi 5 – Nối tiêu đề

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được cung cấp một danh sách các đề mục, thường được xác định bằng chữ số La Mã viết thường (i, ii, iii, v.v.). Một tiêu đề sẽ đề cập đến ý chính của đoạn hoặc phần của văn bản. Thí sinh phải nối tiêu đề với các đoạn văn hoặc phần chính xác, được đánh dấu theo thứ tự bảng chữ cái.

Thí sinh viết các chữ số La Mã thích hợp vào ô trống trên phiếu trả lời. Sẽ luôn có nhiều tiêu đề hơn các đoạn, vì vậy một số tiêu đề sẽ không được sử dụng. Cũng có thể một số đoạn văn sẽ không được đưa vào trong câu hỏi. Có thể sẽ có một hoặc nhiều đoạn văn đã được nối với tiêu đề để làm ví dụ cho thí sinh. Dạng bài này được sử dụng với các văn bản có chứa những đoạn văn có chủ đề được xác định rõ ràng.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi nối tiêu đề (Matching headings) kiểm tra khả năng của thí sinh trong việc nhận ra ý chính hoặc chủ đề trong các đoạn/ phần của văn bản và phân biệt các ý chính với các ý hỗ trợ.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 6 – Nối các điểm đặc trưng

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu phải nối một tập hợp các câu lệnh hoặc các mẩu thông tin với một danh sách các lựa chọn. Các tùy chọn là một nhóm các điểm đặc trưng từ văn bản và được xác định bằng các chữ cái. Có thể một số phương án sẽ không được sử dụng và những phương án khác có thể được sử dụng nhiều hơn một lần.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi nối các điểm đặc trưng này (Matching features) đánh giá khả năng của thí sinh trong việc xem xét các mối quan hệ và sự kết nối giữa các sự kiện trong văn bản cũng như khả năng cảm nhận ý kiến ​​và quan điểm của mình. Thí sinh cần có khả năng đọc lướt văn bản để tìm thông tin cần thiết và đọc chi tiết.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 7 – Nối phần cuối câu

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được cung cấp nửa đầu của câu dựa trên văn bản và được yêu cầu chọn cách tốt nhất để hoàn thành câu đó từ danh sách các phương án khả thi. Thí sinh sẽ có nhiều phương án để lựa chọn hơn những câu hỏi. Thí sinh phải viết chữ cái đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn: nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai.

Nhiệm vụ trọng tâm: Nối phần cuối câu kiểm tra năng lực đọc hiểu ý chính trong một câu của thí sinh.

Số câu hỏi: Linh hoạt.

Dạng câu hỏi 8 – Hoàn thành câu

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh hoàn thành các câu với một số từ nhất định được lấy từ văn bản. Thí sinh phải viết câu trả lời của mình vào phiếu trả lời. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn: nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Dạng bài này có thể được sử dụng với bất kỳ loại văn bản nào.

Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng bài hoàn thành câu đánh giá khả năng xác định thông tin chi tiết/cụ thể của thí sinh.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 9 – Hoàn thiện tóm tắt, ghi chú, bảng, biểu đồ

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được cung cấp một bản tóm tắt một phần của văn bản và được yêu cầu hoàn thành nội dung tóm tắt bằng thông tin rút ra từ văn bản. Bản tóm tắt thường chỉ gồm một phần của văn bản chứ không phải là toàn bộ văn bản.

Thông tin đã cho có thể ở dạng: một số câu trong văn bản có tính kết nối (được gọi là summary), một số ghi chú (được gọi là notes), một bảng có một số ô trống hoặc một phần trống (được gọi là table), một loạt các hộp hoặc các bước được liên kết bằng các mũi tên để hiển thị một chuỗi sự kiện, với một số hộp hoặc các bước trống hoặc trống một phần (được gọi là flow-chart).

Các câu trả lời sẽ không nhất thiết sắp xếp theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ đến từ một phần hơn là toàn bộ văn bản. Có hai biến thể của dạng bài này. Thí sinh có thể được yêu cầu chọn các từ trong văn bản hoặc chọn từ danh sách các câu trả lời.

Trong trường hợp các từ phải được chọn từ đoạn văn, hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm.

Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Khi danh sách các câu trả lời được cung cấp, chúng thường bao gồm một từ duy nhất. Bởi vì dạng bài này thường liên quan đến thông tin thực tế chính xác nên thường được sử dụng với các văn bản mô tả.

Nhiệm vụ trọng tâm: Câu hỏi dạng tóm tắt văn bản đánh giá khả năng hiểu chi tiết và / hoặc ý chính của thí sinh trong một phần văn bản. Trong các biến thể liên quan đến tóm tắt hoặc ghi chú, thí sinh cần phải biết (các) từ loại sẽ phù hợp để điền vào một khoảng trống cho trước (ví dụ: cần sử dụng danh từ hay động từ, v.v…).

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 10 – Hoàn thiện nhãn dán (Diagram label)

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu hoàn thành các nhãn trên một sơ đồ, liên quan đến mô tả trong văn bản. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ / số trong câu trả lời của họ, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu trả lời không nhất thiết được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn, và chúng thường sẽ đến từ một phần hơn là toàn bộ văn bản.

Sơ đồ có thể là của một số loại máy móc, hoặc các bộ phận của tòa nhà hoặc của bất kỳ yếu tố nào khác có thể được biểu diễn bằng hình ảnh. Dạng bài này thường được sử dụng với các văn bản mô tả các quá trình hoặc với các văn bản mô tả.

Nhiệm vụ trọng tâm: Việc hoàn thành nhãn sơ đồ đánh giá khả năng của thí sinh trong việc hiểu mô tả chi tiết và liên hệ với thông tin được trình bày dưới dạng sơ đồ.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Dạng câu hỏi 11 – Câu hỏi với câu trả lời ngắn

Hình thức và cấu trúc: Thí sinh trả lời các câu hỏi, thường liên quan đến thông tin thực tế về các chi tiết trong văn bản. Dạng bài này rất có thể được sử dụng với một văn bản chứa nhiều thông tin thực tế và chi tiết.

Thí sinh phải viết câu trả lời bằng chữ hoặc số vào phiếu trả lời. Thí sinh phải viết câu trả lời bằng từ ngữ xuất hiện trong văn bản. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ / số trong câu trả lời của họ, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm.

Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự như thông tin trong văn bản.

Nhiệm vụ trọng tâm: Các câu hỏi dưới dạng trả lời ngắn đánh giá khả năng của thí sinh trong việc tìm và hiểu thông tin chính xác trong văn bản.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Phần thi Đọc IELTS Học thuật được chấm điểm như thế nào?

Bài thi Đọc sẽ được chấm bởi những giám khảo đã được chứng nhận và được giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo độ tin cậy. Tất cả phiếu trả lời sau khi được chấm sẽ được Cambridge Assessment English phân tích thêm.

Chuyển đổi điểm theo Band score

Một bảng quy đổi điểm được xây dựng cho bài thi Nghe, theo đó 40 điểm sẽ được quy đổi sang thang điểm 9 của IELTS. Điểm sẽ được chấm dưới dạng 1 band hoặc 0.5 band.

Cấu trúc bài thi Viết (60 phút)

Phần thi môn Viết Học thuật (Academic Writing) bao gồm hai phần. Các chủ đề môn viết là mối quan tâm chung và thích hợp với những thí sinh sẽ dự tuyển vào các trường đại học hoặc đăng ký về chuyên môn.

Task 1

Thí sinh sẽ được xem một biểu đồ, bảng, đồ thị hay sơ đồ và được yêu cầu miêu tả, tóm tắt hay giải thích thông tin bằng từ ngữ của chính mình. Thí sinh cũng có thể được yêu cầu mô tả và giải thích dữ liệu, mô tả các giai đoạn của một quá trình, mô tả hoạt động của một vật gì đó hay mô tả một đối tượng hay một sự kiện.

Task 2

Thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận để phản hồi lại một quan điểm, một lập luận hay một vấn đề. Thí sinh phải hoàn thành cả hai phần thi bằng phong cách viết văn trang trọng.

Mô tả phần thi Viết IELTS Học thuật

Hình thức thi trên giấy: Có hai bài thi viết và cả hai phần thi đều bắt buộc.

Thời gian: 60 phút

Số câu hỏi: 2

Dạng câu hỏi: Trong Task 1, thí sinh được yêu cầu mô tả một số thông tin trực quan (đồ thị / bảng / biểu đồ / sơ đồ) bằng từ ngữ của mình. Thí sinh cần viết 150 từ trong khoảng 20 phút. Trong Task 2, thí sinh trả lời một quan điểm hoặc lập luận hoặc vấn đề. Thí sinh cần viết 250 từ trong khoảng 40 phút.

Bài làm:

Bài viết phải được viết đầy đủ trên phiếu trả lời. Các ghi chú hoặc gạch đầu dòng không được chấp nhận. Thí sinh có thể viết vào đề thi nhưng không được mang đề thi này ra khỏi phòng thi và giám khảo chấm thi cũng sẽ không đọc được những phần viết trên đề thi của thí sinh.

Task 1

Hình thức và cấu trúc: Trong Task 1, thí sinh có thể được yêu cầu mô tả các sự kiện hoặc số liệu được trình bày trong một hoặc nhiều đồ thị, biểu đồ hoặc bảng về một chủ đề có liên quan; hoặc thí sinh có thể được đưa cho một sơ đồ của một máy móc, một thiết bị hoặc một quy trình và được yêu cầu giải thích cách thức hoạt động của nó. Thí sinh nên viết theo phong cách hàn lâm hoặc không quá trang trọng (trung tính) và bao gồm những điểm quan trọng nhất và phù hợp nhất trong sơ đồ. Một số điểm nhỏ hoặc chi tiết có thể bị bỏ sót.

Thí sinh không nên dành quá 20 phút cho Task 1. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 150 từ và sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời ít hơn 150 từ. Mặc dù thí sinh sẽ không bị trừ điểm nếu viết quá 150 từ, nhưng cần lưu ý rằng viết dài trong Task 1 có nghĩa là sẽ có ít thời gian hơn để viết Task 2 –phần có đóng góp gấp đôi vào điểm số của bài thi Viết.

Thí sinh cũng cần lưu ý sẽ bị trừ điểm vì câu trả lời không liên quan (lạc đề) hoặc không được viết dưới dạng văn bản đầy đủ, liên kết (ví dụ: sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc biểu mẫu ghi chú, v.v.). Thí sinh cũng sẽ bị trừ rất nhiều điểm vì đạo văn (sao chép từ nguồn khác).

Thí sinh phải viết câu trả lời vào phiếu trả lời.

Nhiệm vụ trọng tâm: Task 1 đánh giá khả năng xác định các thông tin, xu hướng quan trọng và có liên quan nhất trong biểu đồ, bảng hoặc sơ đồ, đồng thời đưa ra một cái nhìn tổng quan được sắp xếp hợp lý bằng cách sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác theo phong cách học thuật.

Số câu hỏi: 1

Task 2

Dạng bài và cấu trúc: Trong Task 2 của phần thi Viết, thí sinh được giao một chủ đề để viết theo phong cách hàn lâm hoặc không quá trang trọng (trung tính). Câu trả lời phải sát với các vấn đề liên quan. Thí sinh phải đảm bảo đã đọc kỹ đề bài và đưa ra câu trả lời đầy đủ và phù hợp. Ví dụ, nếu chủ đề là một khía cạnh cụ thể của máy tính, thí sinh nên tập trung vào khía cạnh này trong phần trả lời của mình. Thí sinh không nên viết một cách sơ sài về máy tính nói chung.

Thí sinh không nên dành quá 40 phút cho phần này. Thí sinh được yêu cầu viết ít nhất 250 từ và sẽ bị trừ điểm nếu câu trả lời không đủ 250 từ. Mặc dù thí sinh sẽ không bị trừ điểm nếu viết quá 250 từ, nhưng nếu viết Task 2 quá dài thì có thể sẽ không đủ thời gian cuối giờ để kiểm tra, soát lỗi các bài viết.

Task 2 có trọng số điểm gấp đôi Task 1. Vì vậy, thí sinh nên cố gắng trả lời phần này để tăng cơ hội đạt được điểm cao hơn.

Thí sinh sẽ bị trừ điểm nếu trả lời không liên quan đến đề bài (lạc đề) hoặc không được viết dưới dạng văn bản đầy đủ, liên kết (ví dụ: sử dụng dấu đầu dòng trong bất kỳ phần nào của câu trả lời hoặc biểu mẫu ghi chú, v.v.). Thí sinh sẽ bị trừ nhiều điểm vì đạo văn (sao chép từ nguồn khác). Cuối cùng, thí sinh nên đảm bảo không sao chép trực tiếp từ đề thi vì phần này sẽ không được đánh giá.

Thí sinh phải viết câu trả lời vào phiếu trả lời.

Nhiệm vụ trọng tâm: Task 2 đánh giá khả năng trình bày lập luận rõ ràng, phù hợp, được sắp xếp tốt, đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ để hỗ trợ các ý tưởng và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác.

Số câu hỏi: 1

Bài thi Viết IELTS Học thuật được cho điểm như thế nào?

Task 1 và Task 2 sẽ được đánh giá độc lập. Trọng số của Task 2 sẽ gấp đôi Task 1.

Các câu trả lời được đánh giá bởi các giám khảo IELTS đã được chứng nhận.  Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí tuyển dụng làm giám khảo và được sự chấp thuận của Hội đồng Anh hoặc IDP: IELTS Australia.

Điểm được chấm tròn 1.0 hoặc 0.5. Bảng mô tả cách chấm điểm chi tiết được đưa ra để giải thích về 9 cấp độ (9 band điểm) của IELTS. Có thể xem Mô tả này trên trang How IELTS is scored. Mô tả được áp dụng cho cả hai phiên bản IELTS Học thuật và IELTS Tổng quát, và được dựa trên các tiêu chí đánh giá sau.

Các câu trả lời của Task 1 được đánh giá theo các tiêu chí như sau:

  • Bài làm hoàn thiện
  • Tính liên kết trong câu trả lời
  • Vốn từ vựng đã sử dụng
  • Phạm vi và độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp.

Các câu trả lời của Task 2 được đánh giá theo các tiêu chí như sau:

  • Bài làm hoàn thiện
  • Sự liên kết chặt chẽ trong câu trả lời
  • Vốn từ vựng đã sử dụng
  • Phạm vi và độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp.

Cấu trúc bài thi Nói (IELTS Speaking)

Phần thi Nói đánh giá khả năng nói của thí sinh thông qua phỏng vấn với giám khảo. Mỗi phần thi đều được ghi âm.

Thời gian thi: 11 đến 14 phút.

Dạng bài: Có ba phần thi và mỗi phần có một chức năng cụ thể về mô hình tương tác, thông tin đầu vào và đầu ra của thí sinh.

Phần 1

Thí sinh sẽ được hỏi những câu hỏi chung về bản thân và vài chủ đề tương tự như nơi ở, gia đình, công việc, học tập và sở thích. Phần này kéo dài từ bốn đến năm phút.

Phần 2

Thí sinh sẽ được trao một phiếu đề bài yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề cụ thể. Thí sinh sẽ có một phút để chuẩn bị trước khi nói tối đa hai phút. Sau đó giám khảo sẽ hỏi thí sinh một hoặc hai câu về chủ đề này để kết thúc phần thi.

Phần 3

Thí sinh sẽ được hỏi thêm về chủ đề trong Phần 2. Các câu hỏi này tạo cơ hội cho thí sinh thảo luận thêm về các vấn đề và ý niệm trừu tượng. Phần này kéo dài từ bốn đến năm phút.

Mô tả chi tiết phần thi nói IELTS

Phần 1 – Giới thiệu và phỏng vấn

Dạng bài và cấu trúc: Trong phần 1, giám khảo giới thiệu bản thân và kiểm tra danh tính của thí sinh. Sau đó, giám khảo hỏi thí sinh những câu hỏi chung về một số chủ đề quen thuộc như nơi ở, gia đình, công việc, học tập và sở thích. Để đảm bảo tính nhất quán, các câu hỏi đều có kịch bản. Phần 1 kéo dài 4-5 phút.

Nhiệm vụ trọng tâm: Phần 1 tập trung vào khả năng truyền đạt ý kiến và thông tin về các chủ đề hàng ngày và kinh nghiệm hoặc tình huống thường gặp bằng cách trả lời nhiều câu hỏi.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Phần 2 – Nói dài cá nhân

Dạng bài và cấu trúc: Phần 2 là phần nói cá nhân. Giám khảo cung cấp cho thí sinh một phiếu đề bài yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề cụ thể, bao gồm các điểm cần nêu trong bài nói của mình và hướng dẫn thí sinh giải thích một khía cạnh của chủ đề. Thí sinh có một phút để chuẩn bị bài nói và được phát bút chì và giấy để ghi chú. Giám khảo yêu cầu thí sinh nói trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút, giám khảo sẽ ngắt bài nói của thí sinh sau khi kết thúc 2 phút và hỏi một hoặc hai câu hỏi về cùng chủ đề nói.

Sử dụng hiệu quả số gợi ý trên phiếu đề bài và ghi chú trong thời gian chuẩn bị sẽ giúp thí sinh triển khai ý tưởng phù hợp. Phần 2 kéo dài 3–4 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị.

Nhiệm vụ trọng tâm: Phần 2 tập trung vào khả năng nói về một chủ đề nhất định trong thời gian hạn định (mà không cần giám khảo nhắc thêm), sử dụng ngôn ngữ phù hợp và sắp xếp các ý tưởng một cách mạch lạc.

Số câu hỏi: Linh hoạt

Phần 3 – Thảo luận

Dạng bài và cấu trúc:  Trong Phần 3, giám khảo và thí sinh thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ đề đã nói trong Phần 2 theo cách tổng quát, trừu tượng hơn và tập trung thảo luận sâu một số điểm. Phần 3 kéo dài 4–5 phút.

Nhiệm vụ trọng tâm:  Phần 3 tập trung vào khả năng diễn đạt và chứng minh quan điểm cũng như phân tích, thảo luận và suy đoán về các vấn đề.

Số lượng câu hỏi: Linh hoạt

Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking

Tiêu chí chấm chi tiết

Phần thi nói được đánh giá bởi các giám khảo chấm IELTS đã có chứng nhận. Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí mời làm giám khảo và được sự chấp thuận của Hội đồng Anh hoặc IDP: IELTS Australia.

Trôi chảy và mạch lạc (Fluency and coherence)

Tiêu chí này đề cập đến khả năng nói với mức độ liên tục, tốc độ, nỗ lực bình thường và khả năng liên kết các ý tưởng và ngôn ngữ với nhau để tạo thành lời nói mạch lạc, có kết nối. Các tiêu chí chính để đánh giá sự trôi chảy là tốc độ nói và tính liên tục của giọng nói. Các tiêu chí chính để đánh giá sự mạch lạc là trình tự hợp lý của các câu, điểm nhấn từng gian đoạn trong một cuộc thảo luận, tường thuật hoặc tranh luận và việc sử dụng các phương tiện kết nối (ví dụ: từ nối, đại từ và liên từ) trong câu và giữa các câu.

Vốn từ vựng (Lexical resource)

Tiêu chí này đề cập đến phạm vi từ vựng được sử dụng và độ chính xác khi diễn đạt ý nghĩa và thái độ. Các tiêu chí đánh giá quan trọng là sự đa dạng của các từ được sử dụng, mức độ đầy đủ và thích hợp của các từ được sử dụng và khả năng nói vòng vo (lấp đầy khoảng trống từ vựng bằng cách sử dụng các từ khác) có hoặc không do dự ở mức đáng chú ý.

Phạm vi ngữ pháp và độ chính xác (Grammatical range and accuracy)

Tiêu chí này đề cập đến phạm vi và việc sử dụng chính xác và thích hợp nguồn ngữ pháp của thí sinh. Các tiêu chí chính về phạm vi ngữ pháp là độ dài và độ phức tạp của các câu nói, cách sử dụng các mệnh đề phụ một cách thích hợp và phạm vi cấu trúc câu, đặc biệt là việc di chuyển các yếu tố xung quanh để tập trung thông tin. Các tiêu chí quan trọng để đánh giá độ chính xác ngữ pháp là số lỗi ngữ pháp trong một lượng bài nói nhất định và ảnh hưởng giao tiếp của các lỗi.

Phát âm (Pronunciation)

Tiêu chí này đề cập đến khả năng tạo ra giọng nói dễ hiểu để đáp ứng các yêu cầu của bài thi Nói. Các tiêu chí đánh giá chính sẽ là mức độ căng thẳng gây ra cho người nghe, số lượng phần nói khó hiểu và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ của thí sinh đến bài thi Nói.

 

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon