Chương Trình GED Study Guide Language Arts (RLA)

 

I. Những điều cần biết về GED® Language Arts

1. Bạn cần làm quen với các khái niệm đọc, viết và ngữ pháp.

Tuy nhiên, bài thi ngôn ngữ không phải là bài thi thuộc lòng! Bạn không cần phải ghi nhớ từ vựng khổng lồ hoặc các sơ đồ câu.

2. Bạn cần đọc và hiểu bài đọc trong bài thi (đoạn trích văn học và lấy thông tin), chứng minh bạn có thể viết rõ ràng và đưa ra kết luận (sử dụng kỹ năng tư duy phản biện của bạn trong đọc và viết).

Bài thi cũng bao gồm cả ngữ pháp. Hướng dẫn ôn tập này và các câu hỏi ví dụ trong đó sẽ giúp bạn hình dung nội dung bài thi.

3. Bạn không cần hiểu hết toàn bộ thông tin trong hướng dẫn này!
Nếu bạn muốn biết khả năng mình có thể đạt bao nhiêu điểm, hãy tham khảo bài thi luyện tập chính thức trên GED Ready để biết được bạn đã sẵn sàng dự thi hay chưa.

II. Tổng quan bài thi

1. Chủ đề
– Đọc hiểu (Reading for Meaning)
– Xác định lập luận và lập luận (Identifying and Creating Arguments)

– Ngữ pháp và ngôn ngữ (Grammar and Language)

2. Thời gian làm bài

150 phút
10 phút nghỉ giữa phần 2 và phần 3
45 phút phần viết luận

3. Cấu trúc bài thi

3 phần
1 bài viết luận (câu trả lời mở rộng)
Câu hỏi trắc nghiệm và các loại câu hỏi khác (kéo thả, chọn vị trí đúng, và chọn đáp án trong danh sách thả xuống)

+ Kéo thả

+ Chọn vị trí đúng

+ Chọn đáp án trong danh sách thả xuống

 

III. Nội dung bài thi

1. Đọc hiểu (Reading for Meaning)

– Sự kiện, cốt truyện, nhân vật, bối cảnh và ý tưởng (Events, plots, characters, settings, and ideas)

Yêu cầu của bài bao gồm:

  • Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự
  • Suy luận hoặc kết luận về cốt truyện, chuỗi sự kiện, nhân vật, bối cảnh và ý tưởng trong bài đọc
  • Phân tích các mối quan hệ trong đoạn văn, bao gồm cách kết nối mọi người, sự kiện và ý tưởng.

Ví dụ, một đoạn văn miêu tả Roberta chuẩn bị vào đại học và cô là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Tác giả có thể sử dụng những từ như “lo lắng”, “vui mừng”, “tự hào” và “sợ hãi” để mô tả nhiều cảm xúc đan xen trong trải nghiệm của Roberta. Tác giả có thể viết về các sự kiện dẫn đến quyết định đăng ký vào đại học, bao gồm việc định hướng quy trình nộp đơn và hỗ trợ tài chính. Tác giả cũng có thể chia sẻ một số thông tin về phản ứng trái ngược từ gia đình Roberta và bạn bè, nhiều người trong số họ ủng hộ nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ quyết định của cô.

Bạn phải đưa ra suy luận rằng các sự kiện hiện tại hoặc quá khứ có ảnh hưởng thế nào đến Roberta; chuỗi các sự kiện dẫn đến quyết định đăng ký vào đại học; và rút ra kết luận về trải nghiệm của Roberta.

Câu hỏi ví dụ:

 

– Hiểu ý chính và thông tin chi tiết (Understanding main ideas and details)

Bạn được đọc một bài đọc và sau đó thực hiện yêu cầu sau:

  • Xác định mối quan hệ giữa các ý tưởng
  • Phân tích cách phát triển ý tưởng chính từ những thông tin chi tiết

Câu hỏi ví dụ:

 

– Quan điểm và mục đích (Point of view and purpose)

Bạn cần thực hiện yêu cầu sau:

  • Xác định quan điểm và mục đích của tác giả
  • Xác định cách tác giả giải thích một luận điểm và phản ứng với các quan điểm khác nhau
  • Suy luận mục đích của tác giả trong bài đọc khi mục đích đó không được nêu rõ

– Giọng điệu và ngôn ngữ hình tượng (Tone and figurative language)

Bạn sẽ được hỏi:

  • Nhận biết từ ngữ có ảnh hưởng thế nào đến giọng điệu
  • Nhận biết ngôn ngữ hình tượng ảnh hưởng thế nào đến ý nghĩa của các từ hoặc cụm từ
  • Nhận biết cách sử dụng từ, cụm từ hoặc ngôn ngữ hình tượng có ảnh hưởng thế nào đến mục đích của tác giả
  • Hiểu kỹ thuật tu từ hoặc từ ngữ và ngôn ngữ hình tượng để truyền tải ý nghĩa, cảm xúc khác nhau hoặc thuyết phục người đọc

Có nhiều cách để ngôn từ tác động đến giọng điệu và truyền đạt mục đích của tác giả. Các kỹ thuật phổ biến bao gồm:

  • Hình ảnh
  • So sánh tương đồng
  • Phép lặp lại
  • So sánh
  • Ẩn dụ

Ví dụ, một bài đọc có chứa đoạn trích tự truyện của người lính tên Henry nhập ngũ trong chiến tranh. Anh ta có thể nói về tội lỗi của mình, những thách thức mà anh ta phải đối mặt giữa lòng yêu nước và sự phản đối bạo lực. Anh ta có thể viết những cụm từ như “chiến trường lạnh lẽo, vô hồn”, “tình yêu bất diệt của tôi dành cho tự do”, và “cuộc xung đột đã tàn phá tâm hồn tôi.” Tất cả những từ ngữ này đều củng cố ý định của tác giả và cảm xúc của nhân vật.

Bạn cần đọc, hiểu và giải thích các cách diễn đạt ý nghĩa khác nhau và xác định tác giả chọn lựa từ ngữ và giọng điệu gì để truyền đạt ý định của mình.

Câu hỏi ví dụ:

 

– Sắp xếp ý tưởng (Organizing ideas)

Bạn sẽ được hỏi:

  • Xác định một phần phù hợp trong bài đọc và giúp phát triển ý tưởng như thế nào đối với bài đọc
  • Phân tích cách tổ chức văn bản
  • Hiểu ý nghĩa và mục đích của những từ nối
  • Phân tích cách tổ chức một đoạn văn hoặc cách thức củng cố ý tưởng của tác giả

Câu hỏi ví dụ:

 

– So sánh các cách trình bày ý tưởng khác nhau (Comparing different ways of presenting ideas)

Bạn cần so sánh các ý tưởng được trình bày theo những cách khác nhau, bao gồm:

  • Đánh giá hai văn bản khác nhau và cách chúng đề cập đến phạm vi, mục đích, sự nhấn mạnh, đối tượng và tác động
  • Đánh giá hai đoạn văn khác nhau, tập trung vào quan điểm, giọng điệu, phong cách, tổ chức, mục đích hoặc tác động

Câu hỏi ví dụ:

 

 

2. Xác định lập luận và tạo lập luận (Identifying and Creating Arguments)

– Mối quan hệ giữa bằng chứng với các ý chính và thông tin chi tiết (The relationship of evidence to main ideas and details)

Bạn cần hiểu ý chính, bằng chứng và thông tin chi tiết trong một đoạn văn, bao gồm:

  • Tóm tắt thông tin từ một đoạn văn
  • Xác định mối quan hệ giữa ý chính và thông tin chi tiết trong một đoạn văn
  • Xác định ý chính của một đoạn văn
  • Xác định chi tiết nào củng cố ý chính
  • Xác định chủ đề và các yếu tố hỗ trợ trong hư cấu và phi hư cấu

Câu hỏi ví dụ:

– Kết luận, suy luận và đánh giá bằng chứng (Drawing conclusions, making inferences, and evaluating evidence)

Bạn cần đọc kỹ và giải thích các đoạn văn, đánh giá bằng chứng, sau đó đưa ra suy luận và kết luận. Phần này chủ yếu tập trung sử dụng logic và lập luận để diễn giải một bài đọc.

  • Khái quát hóa dựa trên bằng chứng
  • Sử dụng các ý chính để rút ra kết luận
  • Mô tả các bước lập luận
  • Xác định bằng chứng được sử dụng để củng cố một tuyên bố hoặc kết luận
  • Xác định bằng chứng có liên quan và đầy đủ hay không
  • Xác định một tuyên bố có được củng cố hay không
  • Đánh giá một lập luận có hợp lệ hay không
  • Xác định các giả định trong một lập luận và xác định những giả định này có bằng chứng hay không
  • Phân tích hai lập luận và đánh giá loại bằng chứng được sử dụng để củng cố cho mỗi lập luận đó

Câu hỏi ví dụ:

– Bằng chứng dữ liệu, đồ thị hoặc hình ảnh (Data, graphs, or pictures as evidence)

Bạn cần phân tích xem dữ liệu, đồ thị hoặc hình ảnh củng cố tuyên bố hoặc lập luận của tác giả như thế nào

Câu hỏi ví dụ:

   

– Mở rộng hiểu biết của bạn đối với các tình huống mới (Extending your understanding to new situations)

Bạn cần kết hợp thông tin từ các nguồn khác nhau, đưa ra kết luận và chuyển thông tin sang các tình huống mới

Câu hỏi ví dụ:

3. Ngữ pháp và Ngôn ngữ (Grammar and Language)

– Sử dụng từ (Word usage)

Bạn sẽ được hỏi:

  • Sửa lỗi các từ hay bị nhầm lẫn
  • Sửa lỗi chủ ngữ – động từ
  • Sửa lỗi đại từ
  • Loại bỏ các từ hoặc cụm từ tiếng Anh không chuẩn

Những từ hay bị nhầm lẫn thường là những từ đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ:

  • too, two, and to
  • new and knew
  • your and you’re

Lỗi không hòa hợp chủ ngữ – động từ Ví dụ:

  • “My mother is here” not “My mother are here”
  • “I walk to work” not “I walks to work”

Lỗi đại từ – đại từ tân ngữ không tương thích với nhau

Ví dụ:

  • “The mayor is meeting with her council members” not “The mayor is meeting with their council members”

Sửa các từ, cụm từ tiếng Anh không chuẩn

Ví dụ:

  • “kind of” not “kinda”
  • “how does your food taste?” not “how is your food tasting”

Câu hỏi ví dụ:

– Cấu trúc câu (Sentence structure)

Bạn sẽ được hỏi:

  • Loại bỏ những từ bổ nghĩa đặt sai vị trí
  • Chỉnh sửa câu cho câu trúc câu cân xứng và sử dụng liên từ chính xác
  • Chỉnh sửa cấu trúc Chủ ngữ – động từ và đại từ – đại từ tân ngữ
  • Loại bỏ cấu trúc câu rườm rà hoặc khó hiểu
  • Loại bỏ những câu liên tục và những đoạn rời rạc

Ví dụ từ bổ nghĩa đặt sai vị trí

  • “my children and I went to the store yesterday” rather than “my children went to the store, yesterday, along with me”

Ví dụ chỉnh sửa câu cho câu trúc cân xứng và sử dụng liên từ chính xác

  • “he likes reading, swimming, and eating” not “he likes reading, swimming, and to eat”
  • I have many friends, good food, and I am happy” not “I have many friends, good food, but I am happy”

Ví dụ về cấu trúc Chủ ngữ – động từ và đại từ – đại từ tân ngữ

  • “my mother is here” not “my mother are here”
  • The mayor is meeting with her council members” not “The mayor is meeting with them council members”

Ví dụ cấu trúc câu rườm rà hoặc khó hiểu

  • “I am the best candidate for this job” rather than “The reason is that I am the best candidate for this job.”

Ví dụ những câu liên tục và những đoạn rời rạc

  • “We met at the restaurant, but I didn’t like the menu because it had too much fish and I wanted to try a different place. Better and cheaper” can be made clearer by writing “We met at the restaurant, but I didn’t like the menu. It had too much fish. I wanted to try a better and cheaper place.”

Câu hỏi ví dụ:

– Từ nối (Transition words)

Bạn cần sử dụng các từ và cụm từ nối. Có nhiều từ và cụm từ nối. Ví dụ phổ biến là các từ như “however, although, in conclusion.”

Câu hỏi ví dụ:

– Viết hoa, dấu câu và dấu nháy đơn (Capitalization, punctuation, and apostrophes)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Viết hoa đúng cách
  • Sử dụng đúng dấu nháy đơn, danh từ sở hữu
  • Sử dụng đúng dấu câu

Có nhiều quy tắc viết hoa, dấu câu và nháy đơn.

Ví dụ viết hoa đúng cách:

  • Cách viết sai: “he wanted to know if i am able to join.”
  • Cách viết đúng: “He wanted to know if I am able to join.”

Ví dụ sử dụng đúng dấu nháy đơn với danh từ sở hữu. Vị trí dấu nháy đơn khiến cho hai cụm từ có nghĩa khác nhau.

Phân biệt sự khác nhau giữa:

  • “friend’s names”
  • “friends’ names”

Ví dụ sử dụng dấu câu chính xác:

Nhận biết sự khác nhau giữa hai câu:

  • “She finds happiness in cooking her books and her garden.”
  • “She finds happiness in cooking, her books, and her garden.”

Dấu câu khiến cho 2 câu trên có ý nghĩa khác nhau

Câu hỏi ví dụ:

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon