Những điều cần biết về môn thi GED Social Studies

  • Bạn nên làm quen với những khái niệm nghiên cứu xã hội cơ bản, tuy nhiên bạn không bắt buộc phải có kiến thức chuyên sâu từng chủ đề.
    Hãy lưu ý, bài thi môn nghiên cứu xã hội không phải là bài thi thuộc lòng. Bạn không cần ghi nhớ thủ đô của các quốc gia hay mốc thời gian xảy ra chiến tranh.
  • Bạn cần hiểu những khái niệm nghiên cứu xã hội, sử dụng tính logic và lập luận, đồng thời rút ra kết luận (sử dụng kỹ năng tư duy phản biện trong môn nghiên cứu xã hội). Tài liệu hướng dẫn môn học và những câu hỏi ví dụ sẽ giúp bạn có thêm hình dung về nội dung thi sắp tới.
  • Bạn không cần hiểu hết toàn bộ thông tin trong hướng dẫn này. Nếu bạn muốn biết khả năng mình có thể đạt bao nhiêu điểm, hãy tham khảo bài thi luyện tập chính thức trên GED Ready để biết được bạn đã sẵn sàng dự thi hay chưa.

Tổng quan bài thi

Chủ đề

  • Đọc hiểu trong Nghiên cứu xã hội (Reading for Meaning in Social Studies)
  • Phân tích những lập luận, sự kiện lịch sử trong Nghiên cứu xã hội (Analyzing Historical Events and Arguments in Social Studies)
  •  Sử dụng số và đồ thị trong Nghiên cứu xã hội (Using Numbers and Graphs in Social Studies)

Thời gian làm bài

  • 70 phút
  • Không nghỉ giữa giờ

Cấu trúc bài thi

  • Được phép sử dụng máy tính cầm tay
  • Được phép sử dụng calculator reference sheet.
  • Các dạng câu hỏi: Câu hỏi trắc nhiệm và các loại câu hỏi khác ( Kéo thả, điền vào chỗ trống, chọn vị trí đúng, chọn đáp án trong danh sách thả xuống)

Nội dung thi

Đọc hiểu Nghiên cứu xã hội (Reading for Meaning in Social Studies)

Ý chính và thông tin chi tiết trong các bài đọc nghiên cứu xã hội (Main ideas and details in social studies readings)

Bạn đọc những bài đọc về nghiên cứu xã hội và thực hiện yêu cầu:

  • Xác định ý chính
  • Sử dụng thông tin chi tiết để kết luận hoặc đưa ra sự khẳng định

Bài đọc thường đưa ra những khẳng định cụ thể về một chủ đề và sau đó cung cấp thông tin chi tiết mà tác giả sử dụng để củng cố những khẳng định đã được đưa ra trước đó.

Các bài đọc có thể là bản gốc (do người có kiến thức trực tiếp về một sự kiện tạo ra) hoặc được lấy từ nguồn thứ cấp (do người khác gián tiếp tạo ra). Đôi khi những tài liệu này phức tạp hoặc được viết theo phong cách “cổ”, bạn cần có kỹ năng để đọc và hiểu ý chính hoặc quan điểm chính của bài đọc – có thể bạn sẽ khó xác định rõ ràng trong lần đọc đầu tiên.

Ví dụ, bài đọc về Lịch sử Hoa Kỳ lập luận nguyên nhân diễn ra Cách mạng Hoa Kỳ là do việc đánh thuế bất công đối với các thuộc địa Hoa Kỳ. Sau đó, bài đọc cung cấp thông tin chi tiết hoặc ví dụ về việc đánh thuế bất công nhằm củng cố quan điểm của tác giả.

Hoặc, bạn có thể đọc một đoạn trích trong bức thư của một người lính trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Đoạn trích nguyên bản giải thích quan điểm cá nhân của người lính và những gì anh ta đang làm hoặc đang trải qua vào thời điểm đó. Với tư cách một độc giả, nhiệm vụ của bạn có thể là giải thích hoặc tóm tắt những ý chính hoặc chủ đề người lính đang muốn truyền đạt.

Câu hỏi ví dụ:

Từ vựng trong nghiên cứu xã hội (Social studies vocabulary)

Bạn đọc các bài đọc về nghiên cứu xã hội bao gồm các thuật ngữ và cụm từ nghiên cứu xã hội phổ biến.

Ví dụ: thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” mô tả hệ thống kinh tế chính đang áp dụng ở Hoa Kỳ. Bạn cần hiểu thuật ngữ đó có nghĩa gì để phân biệt nó với các hệ thống kinh tế khác, chẳng hạn như “chủ nghĩa xã hội” hoặc “chủ nghĩa cộng sản”.

Câu hỏi ví dụ:

Cách sử dụng ngôn ngữ nghiên cứu xã hội của tác giả (How authors use language in social studies)

Bạn cần xác định cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả (ví dụ: hình ảnh hoặc dữ kiện) để thiết lập quan điểm hoặc mục đích của tác giả.

Các tác giả nghiên cứu xã hội sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ lập luận của họ theo nhiều cách khác nhau. Một tác giả có thể sử dụng các dữ kiện để tạo lập luận, trong khi tác giả khác có thể sử dụng phép ẩn dụ để tạo ra nhiều lập luận cảm tính hơn.

Ví dụ: một tác giả viết về sự cạnh tranh trong ngành truyền thông có thể trích dẫn các dữ kiện về doanh thu, lợi nhuận hoặc thị phần của công ty. Một tác giả khác thảo luận về tác động của cạnh tranh đối với giá điện thoại di động có thể đưa ra các ví dụ về cách người tiêu dùng cảm nhận về sự đối xử của những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Các tác giả có mục đích khác nhau và sử dụng các loại ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ mục đích của họ. Trong vai trò người đọc, điều quan trọng là phải xác định được các đặc điểm khác nhau của văn bản để hiểu và đánh giá ý nghĩa của bài đọc.

Câu hỏi ví dụ:

Dữ kiện với quan điểm (Fact versus opinion)

Bạn cần xác định khi nào một tác giả sử dụng những tuyên bố hoặc suy luận thực tế, trái ngược với quan điểm.

Ví dụ, một tác giả có thể bắt đầu với quan điểm rằng những năm 1960 là một trong những thời kỳ khó khăn và chia rẽ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Các tác giả có thể tiếp tục đưa ra bằng chứng hoặc sự kiện mô tả Chiến tranh Việt Nam, các cuộc biểu tình đòi quyền công dân và Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Câu hỏi ví dụ:

Tuyên bố và bằng chứng trong nghiên cứu xã hội (Claims and evidence in social studies)

Bạn đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu:

  • Xác định một tuyên bố có bằng chứng chứng minh hay không
  • So sánh sự khác biệt thông tin giữa các nguồn

Ví dụ: bạn được cung cấp một đoạn văn thảo luận về sự mở rộng về phía tây của Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 và cho rằng việc mở rộng này có lợi cho những người Mỹ bản địa đã chiếm đóng vùng đất này trước đây. Bài đọc có thể cung cấp bằng chứng củng cố cho tuyên bố đó và nhiệm vụ của bạn là đánh giá xem điều đó có đúng không. Bạn cũng được yêu cầu đọc thông tin từ các nguồn khác nhau và phân tích xem các phiên bản khác nhau có đáng tin cậy trong việc hỗ trợ các tuyên bố được đưa ra hay không.

Câu hỏi ví dụ:

Phân tích những lập luận và các sự kiện lịch sử trong Nghiên cứu xã hội (Analyzing Historical Events and Arguments in Social Studies)

Suy luận (Making inferences)

Các tác giả nghiên cứu xã hội thường sử dụng bằng chứng để định hướng người đọc rút ra kết luận.

Bạn cần đưa ra suy luận hoặc kết luận bằng cách áp dụng logic và kỹ năng lập luận vào các bằng chứng được trình bày trong các bài đọc nghiên cứu xã hội.

Ví dụ: bạn được cung cấp một số bằng chứng về một sự kiện lịch sử cụ thể và sau đó suy luận kết quả khả thi nhất trong tương lai.

Câu hỏi ví dụ:

Kết nối các yếu tố nghiên cứu xã hội khác nhau (con người, sự kiện, địa điểm, quá trình) (Connections between different social studies elements (people, events, places, processes)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
  • Mô tả mối liên hệ giữa con người, địa điểm, môi trường, quy trình và sự kiện
  • Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự và nhận biết các bước trong một quy trình (ví dụ, cách một dự luật trở thành luật)
  • Phân tích mối quan hệ của các sự kiện, quy trình và / hoặc ý tưởng. Ví dụ: bạn phân tích xem các sự kiện trước có thực sự dẫn đến các sự kiện sau hay chỉ đơn giản là sự kiện xảy ra trước.

Lấy một ví dụ khác, một tác giả viết về Thế chiến thứ I có thể trích dẫn các sự kiện dẫn đến chiến tranh, bao gồm các sự kiện chính trị và xã hội. Trong những năm trước Thế chiến thứ I, tình trạng bất ổn xã hội xảy ra do tình trạng thiếu lương thực, dẫn đến bạo loạn. Ban lãnh đạo Nga bị lật đổ để lại một khoảng trống quyền lực nguy hiểm. Đồng thời, các cuộc đụng độ ngày càng gay gắt nảy sinh giữa các đế quốc trên thế giới.

Trong những bài đọc này, bạn được cung cấp những sự kiện lịch sử. Bạn cần xác định sự liên kết giữa những sự kiện đó.

Câu hỏi ví dụ:

Ảnh hưởng của những khái niệm nghiên cứu xã hội khác nhau đến một lập luận hoặc quan điểm (The effect of different social studies concepts on an argument or point-of-view)

Tất cả những tác giả nghiên cứu xã hội đều có quan điểm và mục đích cho những điều họ viết.

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Phân tích cách thức sự kiện và tình huống hình thành quan điểm của tác giả
  • Đánh giá bằng chứng của tác giả có thực tế, có liên quan và đầy đủ không
  • Đưa ra đánh giá về tác động của các ý tưởng khác nhau đến lập luận của tác giả

Ví dụ, một tác giả có thể trình bày quan điểm rằng các phương pháp tiếp cận không bạo động là cách hiệu quả nhất để tác động đến chính sách của chính phủ. Họ có thể trình bày bằng chứng từ phong trào chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ, do Mohandas Gandhi lãnh đạo, cùng với bằng chứng từ phong trào dân quyền Mỹ tại Hoa Kỳ, do Martin Luther King lãnh đạo.

Câu hỏi ví dụ:

Xác định thành kiến và sự tuyên truyền trong các bài đọc nghiên cứu xã hội (Identifying bias and propaganda in social studies readings)

Bạn cần xác định khi nào một bài đọc nghiên cứu xã hội sử dụng thành kiến hoặc sự tuyên truyền.

Đôi khi các tác giả thúc đẩy quan điểm của họ bằng cách lôi cuốn cảm xúc của người đọc. Họ có thể sử dụng ngôn ngữ cảm xúc (từ kích hoạt cảm xúc) để dẫn dắt người đọc đến với quan điểm của tác giả.

Ví dụ, trong Chiến tranh Lạnh, khi căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, nhiều người Mỹ lo lắng chủ nghĩa cộng sản có thể hủy diệt xã hội Hoa Kỳ. Lo lắng này được thúc đẩy bởi các bài viết mô tả chủ nghĩa cộng sản như một “tảng băng có thể nhấn chìm nước Mỹ” hoặc như “luyện ngục dưới chế độ Cộng sản”.

Câu hỏi ví dụ:

Sử dụng số và đồ thị trong nghiên cứu xã hội (Using Numbers and Graphs in Social Studies)

Sử dụng dữ liệu được trình bày dưới dạng trực quan, bao gồm bản đồ, biểu đồ, đồ thị và bảng biểu (Using data presented in visual form, including maps, charts, graphs, and tables)

Dữ liệu có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng trực quan khác nhau, bao gồm biểu đồ, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, ảnh và phim hoạt hình.

Bạn tiếp cận dữ liệu dưới dạng trực quan và thực hiện yêu cầu:

  • Hiểu thông tin được trình bày theo những cách khác nhau
  • Phân tích thông tin từ bản đồ, bảng, biểu đồ, ảnh và phim hoạt hình chính trị
  • Biểu diễn dữ liệu văn bản thành dạng trực quan (biểu đồ, đồ thị và bảng)
  • Diễn giải, sử dụng và tạo biểu đồ với sự gán nhãn thích hợp và sử dụng dữ liệu để dự đoán xu hướng

Ví dụ: một biểu đồ đường có thể cho thấy sự gia tăng dân số của một thành phố trước và trong cuộc Cách mạng Công nghiệp. Bạn cần dự đoán mức tăng trưởng trong tương lai của thành phố.

Câu hỏi ví dụ:

Các biến phụ thuộc và độc lập (Dependent and independent variables)

Một biến đơn giản là một người, địa điểm hoặc sự vật mà bạn đang cố gắng đo lường. Một số biến tác động đến các biến khác.

Bạn được xem một biểu đồ hiển thị các biến độc lập và phụ thuộc, đồng thời được yêu cầu phân tích và cho biết chúng có liên quan với nhau như thế nào.

Ví dụ: một biểu đồ hiển thị số lượng người và mức tiêu thụ thực phẩm trong một thị trấn. Số lượng người là biến số độc lập. Số lượng người ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thực phẩm là biến số phụ thuộc. Nhiều người hơn sẽ dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thức ăn hơn.

Câu hỏi ví dụ:

Mối tương quan với nhân quả (Correlation versus causation)

Bạn cần nhận biết sự khác biệt giữa mối tương quan và nhân quả giữa các sự kiện.

Ví dụ, bạn đọc đoạn văn mô tả sự phát triển đáng kể của một thành phố. Đoạn văn có thể bao gồm các dữ kiện về đổi mới công nghiệp, bao gồm dây chuyền lắp ráp và các nhà máy. Bạn cũng được cung cấp thông tin về những tiến bộ y tế.

Bạn sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp để xác định mối quan hệ trực tiếp (nhân quả) giữa đổi mới công nghiệp và gia tăng dân số thành thị. Tuy nhiên, có thể không có bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa tiến bộ y tế và gia tăng dân số thành thị (một mối tương quan).

Câu hỏi ví dụ:

Sử dụng số liệu thống kê trong nghiên cứu xã hội (Using statistics in social studies)

Bạn cần tìm giá trị trung bình, trung vị, tần suất xuất hiện nhiều nhất và phạm vi của một tập dữ liệu.

Ví dụ, bạn được cung cấp thông tin dân số của tất cả các quận trong một tiểu bang. Bạn có thể được yêu cầu tính giá trị trung bình, trung vị, tần xuất xuất hiện nhiều nhất, phạm vi dân số của các quận trong bang.

Câu hỏi ví dụ:

Nhằm đáp ứng nhu cầu luyện thi của học sinh, Sarah Education liên tục mở các lớp hỗ trợ ôn thi GED theo hình thức cả online và offline. Các lớp học được tổ chức linh hoạt dưới hình thức học 1 – 1 hoặc theo nhóm với sĩ số nhỏ để đảm bảo hỗ trợ học sinh được hiệu quả nhất.

Quý phụ huynh và học sinh muốn được tư vấn chi tiết hơn về chương trình luyện thi GED tại Sarah Education, xin vui lòng liên hệ SĐT 0375.855.668/ 0989.327.808!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon