Hệ thống Giáo dục Mỹ

Mỹ luôn được biết đến như một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học hàng đầu thế giới. Đồng thời đất nước này cũng được biết đến với nền giáo dục chất lượng cao với nhiều trường Đại học danh giá. Vậy đâu là điều đã tạo nên một cường quốc về giáo dục, một miền đất hứa với nhiều du học sinh trên toàn cầu?

Tổng quan về hệ thống giáo dục Mỹ

Giới thiệu chung

Hệ thống giáo dục Mỹ cung cấp các mô hình đào tạo công lập, tư thục hoặc gia đình (homeschooling).

Chính quyền các bang sẽ đặt ra các tiêu chuẩn giáo dục tổng thể, họ thường đưa ra những bài kiểm tra tiêu chuẩn bắt buộc đối với hệ thống trường công lập hệ 12 năm (K – 12). Chính quyền giám sát trường đại học và cao đẳng của các bang thông qua hội đồng quản lý.

Các trường tư thục không chịu sự quản lý về chương trình học của chính quyền. Họ được hưởng chính sách tư nhân, tự do quyết định chương trình học và được công nhận bởi cơ quan kiểm định độc lập của khu vực. Tất nhiên các trường tư thục vẫn phải tuân theo một số quy định chung của tiểu bang.

Học kỳ

Lịch học thường được quyết định bởi quận hoặc bởi trường mà bạn theo học. Năm học tại Mỹ thường bắt đầu từ tháng 9 đến cuối tháng 5, có thể chia thành 2 kỳ học, mỗi kỳ 18 tuần. Tuỳ vào trường học mà một năm học có thể có 3-4 kỳ, mỗi kỳ kéo dài trong vòng 12 tuần. Nhưng về cơ bản, năm học của phần lớn các trường Đại học tại Mỹ thường được chia theo 3 học kỳ chính (source):

Fall semester – học kỳ bắt đầu vào mùa thu (cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm): Đa phần các sinh viên thường chọn nhập học vào kỳ mùa thu, vì số lượng ngành học mở đơn đăng ký và cơ hội việc làm đều nhiều hơn so với các thời điểm khác trong năm. Một số mốc thời gian quan trọng cần chú ý:

  • Tháng 8-12 năm trước: đây là thời điểm để chuẩn bị hồ sơ đi du học Mỹ nếu bạn muốn nhập học vào mùa thu. Các trường Đại học mở đơn nhận hồ sơ nhập học cho mùa thu năm sau và thời điểm này.
  • Tháng 4-5 năm nay: kết quả tuyển sinh sẽ được gửi đi vào thời điểm này, và nếu trúng tuyển bạn sẽ phải đưa ra quyết định về trường học và tiếp tục chuẩn bị nhiều loại hồ sơ khác
  • Tháng 5-8 năm nay: chuẩn bị các thủ tục để sang Mỹ như xin visa, mua vé máy bay, hành lý…để sẵn sàng nhập học vào đầu tháng

Spring semester – học kỳ bắt đầu vào mùa xuân (cuối tháng 1 hàng năm): Số lượng ngành học mở đơn đăng ký ít hơn so với mùa thu. Sinh viên cũng không thể tận dụng được mùa hè sau đó để đi thực tập vì lượng vốn kiến thức chưa đủ. Một số mốc thời gian quan trọng cần chú ý:

  • Tháng 9-11 năm trước: Các trường Đại học bắt đầu tiếp nhận hồ sơ
  • Tháng 11-12 năm trước: kết quả tuyển sinh sẽ được gửi đi vào thời điểm này
  • Tháng 12 năm trước-tháng 1 năm nay: chuẩn bị lên đường du học Mỹ và nhập học vào cuối tháng 1

Summer semester – học kỳ bắt đầu vào mùa hè (đầu tháng 6 hàng năm): Kỳ học hè thường không bắt buộc, và sinh viên thường tham dự để kết thúc tín chỉ nhanh hơn, giảm gánh nặng cho những kỳ học chính, hoặc để học bù lại những khoá học chưa được hoàn thành/không đạt trong năm.

 Xếp hạng giáo dục

Hệ thống giáo dục bậc Đại học của Mỹ  nổi tiếng vì sự đa dạng và tự do. Nước Mỹ luôn được xem là cường quốc về giáo dục với gần 30 trường lọt top 100 trường tốt nhất thế giới (Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng giáo dục toàn cầu QS World University Rankings 2022) .

Nước Mỹ cũng nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục đồ sộ. Có tới hơn 4.500 cơ sở đào tạo giáo dục bậc cao trên toàn nước Mỹ. Và hàng trăm nghìn khóa học chuyên ngành để các bạn lựa chọn.

Top các trường Đại học hàng đầu tại Mỹ và thế giới theo QS World University Rankings  2023 bao gồm:

  • Massachusetts Institute of Technology (MIT) đứng số 1 thế giới và tại Mỹ
  • Stanford University hạng 3 thế giới và đứng thứ 2 tại Mỹ
  • California Institute of Technology (Caltech) hạng 4 thế giới và tại Mỹ
  • Harvard University hạng 5 thế giới và tại Mỹ

Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế do OECD điều phối hiện đang xếp hạng kiến ​​thức và kỹ năng tổng thể của học sinh Mỹ (khảo sát dành cho học sinh 15 tuổi) đứng thứ 31 trên thế giới về đọc hiểu, toán học và khoa học…

Các bảng xếp hạng giáo dục nổi tiếng, uy tín và nổi bật nhất thế giới hiện nay đều thuộc Mỹ như: Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education, Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS.

Các bảng xếp hạng này dựa trên các yếu tố như sự công nhận thương hiệu, số lượng người đoạt giải Nobel, tính chọn lọc trong tuyển sinh, sự hào phóng của các nhà tài trợ cựu sinh viên, khối lượng và chất lượng nghiên cứu của giảng viên.

Trong số bốn mươi Đại học, Viện nghiên cứu hàng đầu được xếp hạng bởi QS 2020 có tới 6 trong 8 trường Ivy League; các trường đại học tư nhân Stanford, Đại học Chicago, Johns Hopkins, Duke, Northwestern và Đại học New York; 2 trong số 10 trường thuộc hệ thống Đại học California (UC Berkeley và UCLA); và các viện nghiên cứu chuyên sâu Caltech và MIT.

Hệ thống giáo dục Mỹ

 Giai đoạn Mầm non (Pre School)

Mầm non hay nhà trẻ ( pre-kindergarten) tại Mỹ được xem là giai đoạn không bắt buộc đối với học sinh. Chương trình Head Start là một chương trình giáo dục mầm non do liên bang tài trợ dành cho trẻ em có thu nhập thấp, được thành lập vào năm 1965 nhằm chuẩn bị cho trẻ em thuộc nhóm dân số khó khăn được nền giáo dục tốt hơn tại trường học.

Giáo dục mầm non không có trọng tâm cụ thể mà đa dạng các lĩnh vực như giáo dục nghệ thuật, giáo dục tôn giáo, huấn luyện thể thao hoặc học ngoại ngữ…

Tại Mỹ, chương trình Mầm non không bắt buộc được khuyến khích bởi các nhà giáo dục. Khoảng 69% trẻ em Mỹ 4 tuổi được đi học mẫu giáo (độ tuổi mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi). Chương trình học trong ngày sẽ bao gồm âm nhạc, nghệ thuật, khoa học, đọc, toán và các hoạt động xã hội khác.

Giai đoạn K-12

Giai đoạn  K-12 hay còn được gọi là giai đoạn giáo dục bắt buộc 12 năm được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) tương đương 6 – 10 tuổi.
  • Trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) tương đương 11 – 14 tuổi.
  • Trung học phổ thông (lớp 10 – 12) tương đương 15 đến 17 tuổi.

Hệ thống giáo dục Mỹ chịu sự điều chỉnh của chính sách giáo dục địa phương, tiểu bang và liên bang. Tất cả trẻ em đều trải qua giáo dục 12 năm bắt buộc nhưng độ tuổi có thể ngừng đi học khác nhau tùy theo tiểu bang (từ 14 đến 18 tuổi).

Giáo dục công lập thường được cung cấp miễn phí từ giai đoạn Mẫu giáo (4 hoặc 5 tuổi) đến Lớp 12 (17 hoặc 18 tuổi). Khoảng 85% học sinh vào trường công lập trong khi số còn lại được học thông qua giáo dục tại nhà hoặc các trường tư nhân.

Giai đoạn giáo dục bậc cao

Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh có thể học lên Cao đẳng/Đại học (hay còn gọi là giáo dục bậc cao).

Chính phủ Mỹ giao quyền tự quản về giáo dục cho các bang. Do đó, nền giáo dục không có chương trình phổ thông chuẩn quốc gia, tuy nhiên, chất lượng đào tạo tại các bang khác nhau của Mỹ khá đồng đều và được các bang công nhận.

Ở bậc phổ thông, chương trình và phương pháp đào tại Mỹ tuy có khác Việt Nam, nhưng về cơ bản vẫn là đào tạo các kiến thức về khoa học và xã hội cơ bản như: toán, lý, hóa, văn học, sử, địa, khoa học…

Cao đẳng

Các loại trường cao đẳng bao gồm (source):

  • Cao đẳng cộng đồng (Community College): Do được nhà nước tài trợ về tài chính, chi phí học tập tại các trường Cao đẳng cộng đồng khá rẻ, dao động khoảng từ 5.000 – 14.000 USD/năm, thấp hơn gần như một nửa so với học phí của các trường Đại học khác. Các khoá học tại đây thường kéo dài trong vòng 2 năm, và khi hoàn thành sinh viên sẽ được nhận tấm văn bằng Associate’s degree – văn bằng liên kết (tìm hiểu thêm về Associate’s degree tại đây). Sau khi nhận được Associate’s degree, sinh viên có thể chuyển tiếp lên học chương trình đại học kéo dài trong vòng 4 năm nếu muốn. Yêu cầu đầu vào của trường Cao đẳng cũng thấp hơn so với các trường Đại học. Nhiều Community college nhận các học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 11 tại Việt Nam, trong khi đa số các trường khác chỉ nhận học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 12 Các sinh viên chỉ cần đảm bảo mình có thể cung cấp: 1- bảng điểm, 2- bằng tốt nghiệp trung học hoặc chứng chỉ GED.
  • Cao đẳng đào tạo nghề (Vocational-technical and career colleges): cung cấp đào tạo chuyên ngành trong một ngành hoặc nghề nghiệp cụ thể. Các chương trình học có thể bao gồm nghệ thuật ẩm thực, cứu hoả, điện máy, nha khoa và công nghệ hồ sơ y tế, vv. Các khóa học thường kéo dài từ 1-2 năm, và sau khi hoàn thành học viên sẽ được nhận chứng chỉ (certificate) hoặc bằng liên kết (Associate’s degree). Học phí tại các trường đào tạo nghề thường rơi vào khoảng 5000 – 50.000 USD/chương trình, tùy trường và tuỳ ngành học. (Average vocational colleges tuition US 2022)
  • Cao đẳng công lập và tư thục (Public and Private College): Các trường cao đẳng công lập thường được tài trợ bởi chính quyền địa phương và tiểu bang. Mức học phí ở đây cũng thường thấp hơn các trường cao đẳng tư thục, đặc biệt đối với những sinh viên là cư dân cùng tiểu bang với trường. Học phí dao động khoảng từ 10.000 – 21.000 USD/năm (mức phí cho sinh viên là công dân của bang so với sinh viên ngoại bang). Trường cao đẳng tư thục chủ yếu dựa vào học phí, lệ phí và các nguồn tài trợ tư nhân. Học phí tại đây có thể lên đến khoảng 40.000 USD/năm tùy trường và tùy chuyên ngành học của học sinh(Average college tuition US 2022-2023).
  • Cao đẳng tập trung vào một trọng tâm đặc biệt – Special Focus Colleges
  • Cao đẳng dành cho một giới tính (single-sex colleges)
  • Cao đẳng liên kết tôn giáo (religiously affiliated colleges)
  • Học viện quân sự (military academy and institutions)
  • Cao đẳng chuyên biệt (specialized-mission colleges)

Các chuyên ngành được đào tạo phổ biến bao gồm:`

  • Kinh doanh và quản lý
  • Dịch vụ xã hội và sức khỏe
  • Truyền thông và công nghệ thông tin
  • Thiết kế và nghệ thuật
  • Cơ khí và xây dựng
  • Du lịch – khách sạn
  • Quản lý địa ốc
  • Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp
  • Thể thao và sáng tạo

Đại học

Chương trình cử nhân là chương trình đầu tiên trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Mỹ. Sinh viên sẽ mất khoảng 4 năm học để lấy bằng. Trong 2 năm học đầu tiên, bạn sẽ được học nhiều khóa cơ bản, nhằm tích lũy các kiến thức chung. Sau đó, sinh viên sẽ được chuyển sang học các môn chuyên ngành.

Lưu ý, sinh viên cũng có thể hoàn thành chương trình 2 năm đầu tại các trường Cao đẳng trước khi chuyển tiếp lên chương trình Đại học. Sau đó sinh viên tiếp tục học thêm 2 năm để tốt nghiệp.

Đặc biệt, học viên có thể thay đổi ngành học bất cứ khi nào. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc bạn phải đăng ký học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Mặc dù giống nhau về mặt chức năng, mỗi trường Đại học lại có điểm khác nhau khi nói đến những ý tưởng cốt lõi. Đôi khi các trường còn được gọi là state college/school, mặc dù cả hai từ trên cũng thường được dùng để chỉ một khoa hoặc ngành trong một trường Đại học (ví dụ: School of Social Sciences hoặc College of Engineering). Đại học tại Mỹ bao gồm (source):

  • Trường công lập (Public/state universities): Các trường Đại học bang thường là thành viên của hệ thống các trường Đại học bang (state universities system)/ Các trường cùng một hệ thống sẽ hoạt động riêng lẻ nhưng cùng dưới một cơ chế quản lí nhất định. Do được hỗ trợ tài chính từ nhà nước nên học phí tại đây thấp hơn so với ở các trường tư thục. Số tiền phải đóng có thể thấp hơn rất nhiều nếu sinh viên tham gia chương trình hỗ trợ tài chính (Financial aid). Cũng giống như Cao đẳng cộng đồng, mỗi chương trình học ở đây sẽ có 2 mức phí, và mức phí ưu đãi hơn sẽ dành cho sinh viên là công dân của bang. Trong trường hợp của du học sinh thì sẽ phải đóng mức phí của sinh viên ngoại bang hoặc học phí riêng dành cho sinh viên nước ngoài. Những trường Đại học công lập hàng đầu thế giới như The University of Michigan hay University of California, Los Angeles (UCLA) luôn được rất nhiều sinh viên đặt trong tầm ngắm.
  • Trường tư thục (Private universities): Học phí của các trường tư thục thường sẽ cao hơn trường công lập. Nhưng chi phí có thể sẽ rất thấp nếu sinh viên được trường hỗ trợ tài chính. Những ngôi trường danh tiếng luôn dành một khoản ngân sách lớn để trao tặng các suất học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
  • Đại học tư thục có lợi nhuận (For-profit universities): Các trường Đại học này hoạt động như một tổ chức liên doanh với mục đích thu lợi nhuận cho các cổ đông và mang đến dịch vụ giáo dục chất lượng cho các sinh viên của họ.
  • Đại học tư thục phi lợi nhuận (Nonprofit universities): Các ngôi trường mang tên quen thuộc như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Harvard, Caltech, Cornell, John Hopkins… là những ngôi trường tư thục luôn nhận số lượng đơn xin nhập học khủng, và là những trường danh giá hội tụ các tinh hoa của nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
  • Trường nghiên cứu (research universities): Các trường này có thể là công lập hoặc tư thục phi lợi nhuận. Được coi là nhà cung cấp các tiến sĩ tương lai, các trường Đại học này thường tổ chức các hoạt động nghiên cứu bậc cao và chi phí có thể lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Có tất cả 131 viện nghiên cứu tại Mỹ, và trong số đó có bao gồm cả 8 trường Đại học thuộc Ivy League, và nhiều trường công lập có danh tiếng khác.
  • Các trường Đại học thuộc Ivy League: Bao gồm 8 trường Đại học có quy trình tuyển chọn vô cùng nghiêm ngặt và khó nhằn, nhưng cũng vì thế mà các trường Đại học này được coi là xuất sắc trong việc đào tạo sinh viên và nhào nặn nên thành phần ưu tú nhất của xã hội: Harvard, Princeton, Brown, Cornell, University of Pennsylvania, Columbia University, Yale.

Sau Đại học

Thạc sĩ

Điều kiện chương trình học thạc sĩ là sinh viên phải tốt nghiệp đại học và có mong muốn học lên cao hơn. Đây là chương trình học cần thiết nếu bạn muốn làm những công việc liên quan đến vấn đề nghiên cứu chuyên sâu.

Lưu ý, chương trình cao học thường do các phòng ban của trường đại học quản lý riêng. Tất nhiên, điều kiện theo học chương trình cũng tương đối khắt khe – sinh viên phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như LSAT, GRE, GMAT, MCAT.

Mỗi ngành học, mỗi trường lại có những yêu cầu khác nhau. Do đó, học viên cần phải tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu trên nếu có dự định du học Mỹ. Thời gian đào tạo của chương trình thạc sĩ tại Mỹ là từ 1 – 2 năm.

Trong thời gian này, bạn phải hoàn thành bài luận hoặc dự án thạc sĩ để có thể lấy bằng. Đặc biệt, bằng cấp thạc sĩ được cấp tại hệ thống giáo dục Mỹ sẽ được công nhận trên toàn thế giới.

Tiến sĩ

Thông thường, để được học chương trình tiến sĩ, học viên phải hoàn thành chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên tại Hoa Kỳ có thể học thẳng lên chương trình tiến sĩ mà bỏ qua chương trình thạc sĩ.

Thời gian đào tạo của chương trình tiến sĩ tại Mỹ sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Một số du học sinh dành đến 5 – 6 năm để hoàn thành việc học của mình. Hầu hết du học sinh đều có học bổng từ nhà nước hoặc trường học.

Chương trình giảng dạy

Các chương trình giảng dạy ở Mỹ rất linh hoạt và thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các trường khác nhau cung cấp chương trình giảng dạy riêng biệt. Ở một số trường tư thục học sinh thậm chí còn bắt buộc phải tham dự các lớp học tôn giáo. Nhưng nhìn chung, hệ thống giáo dục ở Mỹ tuân theo một mô hình tương tự như ở các hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Mầm non và Tiểu học

Từ 3 – 10 tuổi, trường học cho phép học sinh vui chơi và tương tác xã hội khi bắt đầu cho trẻ học chữ cái, chữ số và cách đọc… Khoa học, nghiên cứu xã hội, ngôn ngữ, nghệ thuật và giáo dục thể chất được đưa vào các cấp học khác nhau và được giảng dạy với nhiều kỹ năng riêng biệt. Tùy thuộc vào sự cho phép của tiểu bang, quận hoặc trường học, hoặc những đơn vị tài trợ.

Trung học cơ sở

Ở trường trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 8 tương đương khoảng 11-13 tuổi), các môn học rất đa dạng. Chương trình học có sự phân hóa để phù hợp với định hướng tương lai của các em cho những bậc học cao hơn. Học sinh bắt buộc phải học những môn cơ bản như Khoa học, Đại số nếu muốn theo học tại trường THPT công lập. Hoặc học các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị cho việc học tại các trường dạy nghề. Các quyết định về việc học sinh theo học tại nhóm trường nào được đưa ra bởi quản trị viên, ủy viên hội đồng, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Trung học Phổ thông

Chương trình học Trung học Phổ thông (từ lớp 9 đến lớp 12 tương đương khoảng 14-18 tuổi). Học sinh sẽ theo học nhiều chương trình tùy chọn khác nhau như IB, AP…Chương trình này vẫn có những điểm chung như tập trung vào những nhóm môn chính như Nghiên cứu xã hội, Khoa học, Toán học, Nghệ thuật, Ngôn ngữ…Học sinh phải hoàn thành các chương trình học này (26 tín chỉ) và lấy được chứng nhận.

Đại học

Chương trình giảng dạy của các trường đại học Mỹ rất khác nhau tùy thuộc vào chương trình và cơ sở giáo dục. Thông thường, một sinh viên đại học sẽ có thể chọn một “chuyên ngành” hoặc chuyên ngành học tập, bao gồm các môn học chính hoặc đặc biệt cốt lõi và sinh viên có thể thay đổi chuyên ngành của mình một hoặc nhiều lần.

Để chuẩn bị cho học sinh đầy đủ kiến thức, sẵn sàng cho chặng đường du học Mỹ, Trung tâm Sarah Education liên tục tổ chức:

Quý phụ huynh và học sinh muốn được tư vấn chi tiết hơn về các khóa học tại Sarah Education, xin vui lòng liên hệ SĐT 0375 855 668!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon