Môn Quan điểm toàn cầu (Cambridge IGCSE Global Perspectives – 0457)

Gặp gỡ các bộ trưởng chính phủ, tổ chức dự án làm sạch sông địa phương và viết thư cho Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu là một trong số những hoạt động mà học sinh theo đuổi khi tham gia học môn Quan điểm toàn cầu.

Đây là môn học đột phá và kích thích vượt qua giới hạn những môn học truyền thống và phát triển các kỹ năng chuyển đổi (kĩ năng mềm). Môn học vừa mang tính chất liên môn, vừa dựa trên kỹ năng và khai thác phương pháp học phù hợp với học sinh ngày nay, bao gồm làm việc nhóm, thuyết trình, dự án và làm việc với những học sinh khác trên toàn cầu. Trọng tâm của môn học là phát triển khả năng tư duy về những vấn đề toàn cầu hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều.

Tất cả thí sinh dự thi 3 cấu phần bắt buộc. Thí sinh có thể đạt điểm A*, A, B, C, D, E, F, G, trong đó A* là điểm cao nhất và G là điểm thấp nhất

Thí sinh tự do không thể dự thi môn học này.

 

Đánh giá

All candidates take: and
Component 1: Written Examination (35%)

1 hour 15 minutes – 70 marks

 

Candidates answer four compulsory questions based on a range of sources.

Sources will present a global issue from a

range of perspectives, personal, local and/or

national, global, and will be drawn from a list of eight topics.

Externally assessed

Component 2:  Individual Report (30%)

60 marks

 

Candidates research one topic area of

personal, local and/or national and global

significance and submit a report based on their research.

The title is devised by candidates themselves.

The report must be 1500–2000 words and

written in continuous prose.

Internally set and externally marked

and  
Component 3: Team Project (35)

70 marks

 

Candidates devise and develop a collaborative project into an aspect of one topic.

The Team Project comprises two elements.

Team Element

Candidates produce as a team one Outcome

and one Explanation as a Collaboration.

The Explanation must be 200–300 words.

(10 marks)

Personal Element

Candidates each write a Reflective Paper on

their research, contribution and personal

learning.

The paper must be 750–1000 words.

(60 marks)

Internally assessed and externally moderated

 

Câu hỏi thường gặp về môn Quan điểm toàn cầu (Cambridge IGCSE Global Perspectives – 0457)

Quan điểm là gì?

Quan điểm là một góc nhìn về một vấn đề. Quan điểm cá nhân là quan điểm của một người nhìn nhận về một vấn đề. Quan điểm quốc gia là quan điểm của một quốc gia hoặc chính phủ cụ thể về một vấn đề, thường được suy ra từ luật pháp, chính sách hoặc bài phát biểu của các chính trị gia quốc gia đó.

Quan điểm toàn cầu là gì?

Quan điểm toàn cầu là quan điểm về một vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu hoặc có tính đến bản chất của vấn đề trên toàn cầu. Ví dụ: quan điểm của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu theo định nghĩa là quan điểm toàn cầu về biến đổi khí hậu vì đây là một tổ chức quốc tế có ảnh hưởng toàn cầu. Tuy nhiên, cá nhân học sinh có thể phát triển quan điểm toàn cầu về vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách xem xét các nguyên nhân và/hoặc hậu quả của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới và phát triển quan điểm về vấn đề có tính đến những vấn đề này. Trong cấu phần 2 (Báo cáo cá nhân – Individual Report), các thí sinh cần thảo luận rõ ràng các quan điểm toàn cầu và quốc gia về vấn đề thí sinh đã chọn để điều tra. Thí sinh cần đảm bảo rằng đây là những quan điểm thực sự (nghĩa là những quan điểm khác nhau về vấn đề) và đối với quan điểm toàn cầu, thí sinh phải giải thích tại sao nó có bản chất toàn cầu.

Các quan điểm văn hóa khác nhau là gì?

Đối với Cấu phần 3 (Team Project), mỗi thí sinh phải thực hiện một số nghiên cứu về những quan điểm văn hóa khác nhau về vấn đề họ đã chọn. Đây có thể là quan điểm của những người ở các quốc gia khác nhau, hoặc các nhóm khác nhau trong một quốc gia như các nhóm trẻ/già, thành thị/nông thôn, giàu/nghèo, v.v… Những quan điểm khác nhau này phải được truyền đạt trong phần Kết quả, và phần Giải thích phải nêu cách nghiên cứu và các quan điểm văn hóa khác nhau được thông báo hoặc hỗ trợ phần Kết quả.

Tại sao lại có những chủ đề cụ thể cho từng Cấu phần thi?

Có các chủ đề cụ thể cho mỗi Cấu phần để đảm bảo rằng học sinh trải nghiệm nhiều chủ đề trong suốt khóa học và một số chủ đề đặc biệt thích hợp cho một trong các Cấu phần so với những Cấu phần khác.

Đối với Cấu phần 02 (Individual Report), các tài liệu tham khảo có được tính trong giới hạn từ không?

Nếu trích dẫn trong văn bản được sử dụng thì sẽ được tính vào giới hạn từ. Nếu chú thích cuối trang được sử dụng thì sẽ không được tính vào giới hạn từ. Mục lục sách tham khảo hoặc danh sách các nguồn tài liệu sẽ không được tính vào giới hạn từ.

Đáp án đề thi Cấu phần 02 (Individual Report) có nêu rằng các thí sinh phải đánh giá các nguồn thông tin mà các em đã sử dụng. Học sinh của trường tôi đánh giá các nguồn trước khi viết báo cáo và chỉ sử dụng những nguồn tốt, vì vậy không thể đánh giá chúng trong báo cáo. Học sinh của tôi có nên đưa vào những nguồn xấu để có thông tin đánh giá không?

Học sinh không cần phải đưa vào những nguồn thông tin ‘xấu’ để có thể dễ phân tích và phê bình. Tất cả các nguồn thông tin đều có thể được đánh giá. Thứ nhất, đánh giá có thể về mặt tích cực như: giải thích lý do tại sao nguồn hữu ích, trung thực, đáng tin cậy, có căn cứ, v.v… Tuy nhiên, ngay cả những nguồn ‘tốt’ cũng có thể bị chỉ trích. Ví dụ, học sinh có thể xem xét liệu tác giả có được lợi gì hay không; liệu họ có cân nhắc các phản biện hay không; hoặc liệu lập luận mà tác giả đưa ra có được xem xét kỹ lưỡng hay không.

Hiếm khi xảy ra trường hợp các nguồn chỉ đơn giản là tốt hoặc xấu. Ngay cả những nguồn tốt cũng có thể tiềm ẩn những lời chỉ trích và điều quan trọng là học sinh phải suy nghĩ và phát hiện những điều này. Ba điểm đánh giá thích hợp và được giải thích rõ ràng như thế này sẽ đủ để đạt được điểm cao nhất theo đáp án đề thi.

Outcome (Sản phẩm) trong Cấu phần 03 (Team Project – Dự án Nhóm) là gì?

Sản phẩm là bằng chứng về những gì học sinh đã làm theo nhóm cùng nhau để đạt được mục tiêu và được gửi cho CIE để đánh giá. Sản phẩm có thể là một bản ghi video (ví dụ: một sự kiện hoặc buổi thuyết trình do học sinh tổ chức) hoặc có thể do học sinh sáng tạo ra (ví dụ: tờ rơi hoặc áp phích quảng cáo). Trước khi quyết định làm gì để đạt được mục tiêu, học sinh phải nghiên cứu những quan điểm văn hóa khác nhau về vấn đề này. Những quan điểm này phải được truyền đạt trong phần Sản phẩm. Điều đó có nghĩa là, ai đó đang nghiên cứu hoặc xem Sản phẩm sẽ có thể thấy được những quan điểm khác nhau này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một học sinh vượt quá giới hạn từ trong coursework?

Nếu một học sinh vượt quá giới hạn từ đối với Reflective Paper hoặc phần Giải thích cho Cấu phần 3 (Team Project), thì giáo viên sẽ không cho điểm cho bất kỳ phần nào vượt quá giới hạn từ.

Nếu học sinh vượt quá giới hạn từ trong Cấu phần 2 (Individual Report), giám khảo của CIE sẽ không cho điểm bất kỳ phần nào vượt quá 2000 từ.

Trung tâm Sarah Education hỗ trợ học sinh luyện thi IGCSE như thế nào?

Hiện tại, Sarah Education liên tục tổ chức các lớp luyện thi IGCSE gần như tất cả những môn học được giảng dạy tại các trường Cambridge tại Việt Nam.

Các lớp luyện thi IGCSE có thể là lớp hỗ trợ 1-1 hoặc lớp với quy mô rất nhỏ để hỗ trợ học sinh hiệu quả nhất.

Để được tư vấn sát nhất về lộ trình luyện thi IGCSE tại Sarah Education, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ SĐT 0375.855.668/ 098.9327.808!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon