Những điều cần biết về môn thi GED Science

  • Bạn nên làm quen với những khái niệm khoa học cơ bản nhưng không bắt buộc phải có kiến thức chuyên sâu về mỗi chủ đề. Bài thi khoa học không phải là bài thi thuộc lòng. Bạn không cần nhớ toàn bộ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hoặc số lượng xương trong cơ thể người.
  • Bạn cần hiểu các khái niệm khoa học, sử dụng logic và suy luận để giải thích thông tin và đưa ra kết luận (sử dụng kỹ năng tư duy phản biện trong khoa học). Hướng dẫn ôn tập này và các câu hỏi ví dụ trong đó sẽ giúp bạn hình dung về nội dung bài thi.
  • Bạn không cần hiểu hết toàn bộ thông tin trong hướng dẫn này. Nếu bạn muốn biết khả năng mình có thể đạt bao nhiêu điểm, hãy tham khảo bài thi luyện tập chính thức trên GED Ready để biết được bạn đã sẵn sàng dự thi hay chưa.

Tổng quan bài thi GED Science

Chủ đề

  • Đọc hiểu khoa học (Reading for Meaning in Science)
  • Thiết kế và diễn giải các thí nghiệm khoa học (Designing and Interpreting Science Experiments)
  • Sử dụng số và đồ thị trong khoa học (Using Numbers and Graphics in Science)

Thời gian làm bài

  • 90 phút
  • Không nghỉ giữa giờ

Cấu trúc đề thi

  • Được sử dụng máy tính bỏ túi
  • Được sử dụng calculator reference sheet
  • Các dạng câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm và các loại câu hỏi khác (điền vào chỗ trống, kéo thả, chọn vị trí đúng, chọn đáp án trong danh sách thả xuống)

Nội dung thi

Đọc hiểu khoa học (Reading for Meaning in Science)

Khẳng định và bằng chứng khoa học (Claims and evidence in science)

Đọc những bài đọc về khoa học và thực hiện yêu cầu:

  • Tìm bằng chứng củng cố một phát hiện
  • Hiểu những thông tin khác nhau giữa các nguồn gốc khoa học khác nhau

Các bài đọc khoa học thường thảo luận về lý thuyết hoặc rút ra kết luận từ những bằng chứng đã trình bày. Bạn sẽ đọc bài đọc khoa học và xác định bằng chứng củng cố lý thuyết, nguyên tắc hoặc kết luận đã được rút ra.

Ví dụ, biến đổi khí hậu toàn cầu là một chủ đề khoa học thường xuyên được thảo luận trên các bản tin. Các bài báo về chủ đề này thường đưa ra bằng chứng về việc con người sẽ chịu trách nhiệm thế nào hoặc không phải chịu trách nhiệm với sự thay đổi khí hậu. Bạn có thể đọc một số điều về biến đổi khí hậu và xác định bằng chứng mà các tác giả trích dẫn để hỗ trợ kết luận của họ.

Câu hỏi ví dụ:

Từ vựng, thuật ngữ và cụm từ khoa học (Science vocabulary, terms, and phrases)

Bạn xem bài đọc khoa học và những hình ảnh khác nhau và thực hiện yêu cầu:

  • Hiểu và giải thích thông tin từ bài đọc
  • Hiểu các ký hiệu, thuật ngữ và cụm từ trong khoa học
  • Sử dụng từ ngữ khoa học để diễn đạt thông tin khoa học

Các bài đọc khoa học thường sử dụng từ vựng đặc biệt và bao gồm các yếu tố như biểu đồ và đồ thị ngoài văn bản tiêu chuẩn. Bạn sẽ đọc và giải thích những điều được thảo luận trong bài đọc khoa học bao gồm các yếu tố văn bản và đồ họa khác nhau.

Bạn sẽ thấy các câu hỏi sử dụng các ký hiệu, thuật ngữ và cụm từ khoa học phổ biến, chẳng hạn như ký hiệu độ, ký hiệu nguyên tố nguyên tử và công thức khoa học. Bạn cũng sẽ thấy những từ khoa học phổ biến.

Ví dụ, một bài đọc khoa học về nguyên nhân động đất có thể bao gồm các thuật ngữ hoặc khái niệm địa chất đặc biệt như kiến ​​tạo mảng. Bài đọc cũng có thể bao gồm bản đồ hiển thị hoạt động động đất và biểu đồ mô tả cường độ động đất ngoài văn bản được cung cấp. Bạn sẽ nắm bắt tất cả các yếu tố này, hiểu và mô tả thông điệp chính mà bài đọc muốn truyền đạt.

Một ví dụ khác: trong cấu trúc phân tử:

Bạn không cần biết CO2 là cacbon đioxit hay H2O là nước, nhưng bạn cần nắm được rằng đó là đại diện 2 chất riêng biệt, khi kết hợp với nhau (+) sẽ tạo ra chất mới (à) (nước có ga).

Ví dụ thứ 3: Nhận biết được sự khác nhau giữa lí thuyết, giả thuyết và định luật khoa học sẽ giúp bạn xác định được thời điểm bạn đưa ra kết luận hay khi nào bạn cần thêm thông tin.

Câu hỏi ví dụ:

Thiết kế và diễn giải thí nghiệm khoa học (Designing and Interpreting Science Experiments)

Điều tra Khoa học (Science investigations)

  • Thiết kế một cuộc điều tra khoa học
  • Xác định và giải thích các biến độc lập và phụ thuộc
  • Xác định và cải thiện giả thuyết cho các cuộc điều tra khoa học
  • Xác định những lỗi có thể xảy ra trong một cuộc điều tra khoa học và thay đổi thiết kế để sửa đổi chúng
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của các loại điều tra khoa học khác nhau

Nguyên tắc chính trong điều tra khoa học bao gồm sử dụng, ghi dữ liệu, phát triển một giả thuyết, thiết lập một thí nghiệm, xác định tiêu chuẩn so sánh và các biến và đi đến kết luận. Bạn cần đánh giá cuộc điều tra có thể có hoặc không có sai sót một hoặc nhiều nguyên tắc trên không.

Bạn cũng sẽ đánh giá và cải thiện một giả thuyết hoặc đưa ra dự đoán về kết quả của một cuộc điều tra khoa học có thể được kiểm tra. Bạn cần xác định các biến độc lập (những biến có thể thay đổi hoặc kiểm soát trong thí nghiệm khoa học) và các biến phụ thuộc (những biến bị thay đổi do biến độc lập).

Trong bài đọc dưới đây, bạn sẽ thấy các nguyên tắc chính trong một cuộc điều tra khoa học.

Các hồ ở một thị trấn gần đây đã bắt đầu phát triển một lượng tảo đáng kể, điều này khiến mọi người không thể tham gia các hoạt động giải trí trên hồ. Những nhà khoa học môi trường đã vào cuộc để xác định nguồn gốc tảo. Họ phát triển một giả thuyết rằng hàm lượng phốt pho trong phân bón được sử dụng trong các công viên gần đó kích thích sự phát triển quá mức của tảo. Các nhà khoa học quyết định ngừng sử dụng phân bón tại một trong những công viên địa phương. Sau đó, họ đo và ghi lại sự phát triển của tảo trong bốn tháng tại hồ gần công viên tiếp tục sử dụng phân bón (nhóm đối chứng) và hồ gần công viên khác ngừng sử dụng (thay đổi phân lân). Sau bốn tháng, họ quan sát thấy tảo giảm rõ rệt ở hồ không sử dụng phân bón. Họ kết luận rằng phân bón phốt pho là nguồn gốc của sự phát triển tảo quá mức và ngừng sử dụng phân bón phốt pho.

Trong ví dụ này, bạn không cần biết bất cứ điều gì về sự phát triển của tảo, hồ nước hoặc phân bón. Câu hỏi sẽ tập trung vào việc liệu thông tin được trình bày có củng cố nguyên tắc của một cuộc điều tra khoa học tốt hay không.

Câu hỏi ví dụ:

Sử dụng bằng chứng để đưa ra kết luận hoặc đưa ra phỏng đoán (Using evidence to draw conclusions or make predictions)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Xác định xem dữ liệu có củng cố kết luận không
  • Đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu
  • Đưa ra phỏng đoán dựa trên dữ liệu

Dựa trên dữ liệu được trình bày, bạn cần phải rút ra một kết luận hoặc một phỏng đoán. Chìa khóa để đưa ra kết luận hợp lệ là áp dụng logic và kỹ năng lập luận của bạn trong khi sử dụng các phương pháp khoa học.

Bạn được cung cấp một loạt các kết luận tiềm năng và được hỏi kết luận nào có bằng chứng hỗ trợ.

Ví dụ, thành phố Palm Springs thường rất ít mưa. Trung bình, cứ khoảng 10 ngày thành phố có một trận mưa. Lượng mưa trung bình trong tháng Tư là 0,8 inch, trong tháng Năm là 0,6 inch và trong tháng Sáu là 0,05 inch.

Cây chuối phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và cần lượng mưa phù hợp để kết trái. Chúng cần trung bình 4 đến 6 inch nước mỗi tháng.

Dựa trên dữ liệu này, bạn có thể kết luận rằng trồng chuối không phát triển mạnh ở Palm Springs.

Câu hỏi ví dụ:

Lí thuyết và quy trình khoa học (Science theories and processes)

Bạn cần hiểu và áp dụng các lý thuyết và quy trình khoa học.

Lý thuyết khoa học là sự giải thích các hiện tượng cụ thể trong thế giới tự nhiên. Có nhiều quy trình khoa học để điều tra thế giới tự nhiên, bao gồm quan sát và thử nghiệm. Tất cả các phương pháp đều yêu cầu đặt ra câu hỏi, phát triển giả thuyết, và thu thập dữ liệu.

Câu hỏi ví dụ:

Sử dụng số và đồ thị trong khoa học (Using Numbers and Graphics in Science)

Công thức và thống kê khoa học (Science formulas and statistics)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Áp dụng công thức khoa học (công thức khoa học sẽ được cung cấp sẵn)
  • Sử dụng số liệu thống kê để mô tả dữ liệu khoa học

Ví dụ: bạn được cung cấp một tập dữ liệu (chẳng hạn như nhiệt độ cao hàng ngày ở Phoenix, Arizona trong tháng 11). Bạn cần xác định phạm vi nhiệt độ cao trong tháng, nhiệt độ cao trung bình, nhiệt độ cao trung vị, hoặc tần suất nhiệt độ cao xuất hiện nhiều nhất dựa trên bộ dữ liệu nhiệt độ.

Câu hỏi ví dụ:

Xác suất và lấy mẫu trong khoa học (Probability and sampling in science)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Xác định xác suất hoặc khả năng xảy ra điều gì đó
  • Sử dụng một mẫu để trả lời các câu hỏi khoa học
  • Sử dụng phép đếm để giải quyết các vấn đề khoa học

Ví dụ, bạn có thể được hỏi như sau:

  • Dự đoán hiện tượng sắp xảy ra bằng cách kiểm tra một phần nhỏ của một nhóm lớn hơn
  • Đếm số cách khác nhau để sắp xếp các đối tượng

Câu hỏi ví dụ:

Trình bày thông tin khoa học bằng cách sử dụng số, biểu tượng và đồ họa (Presenting science information using numbers, symbols, and graphics)

Bạn cần thực hiện yêu cầu:

  • Sử dụng đồ họa để hiển thị thông tin khoa học
  • Sử dụng số hoặc ký hiệu để hiển thị thông tin khoa học
  • Giải thích các cách khác nhau trong trình bày thông tin khoa học

Ví dụ: bạn được cung cấp một tập hợp dữ liệu và được yêu cầu biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ hoặc đồ thị. Hoặc, bạn cần giải thích một đồ thị hoặc biểu đồ.

Câu hỏi ví dụ:

Nhằm đáp ứng nhu cầu luyện thi của học sinh, Sarah Education liên tục mở các lớp hỗ trợ ôn thi GED theo hình thức cả online và offline. Các lớp học được tổ chức linh hoạt dưới hình thức học 1 – 1 hoặc theo nhóm với sĩ số nhỏ để đảm bảo hỗ trợ học sinh được hiệu quả nhất.

Quý phụ huynh và học sinh muốn được tư vấn chi tiết hơn về chương trình luyện thi GED tại Sarah Education, xin vui lòng liên hệ SĐT 0375.855.668/ 0989.327.808!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
0375.855.668
icons8-exercise-96 chat-active-icon