Phần thi kỹ năng Đọc gồm có 40 câu hỏi. Sẽ có một số loại câu hỏi được sử dụng để kiểm tra kỹ năng đọc. Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng đọc để nắm bắt ý chính, đọc để hiểu các khái niệm chính, đọc để nhớ chi tiết, đọc lướt, đọc hiểu các lập luận chặt chẽ, và nhận ra quan điểm, thái độ và mục đích của người viết.
Bài thi IELTS Học thuật (IELTS Academic test) – Hình thức Học thuật bao gồm ba đoạn văn dài thuộc thể loại miêu tả, tả thực đến thảo luận và phân tích. Đây là những bài đọc được trích từ sách, tập san, tạp chí và báo. Các đoạn văn này được chọn để dành cho độc giả không chuyên nhưng được công nhận là thích hợp với những thí sinh sẽ đăng ký các khóa học tại đại học hoặc đăng ký chuyên môn.
Mô tả phần thi IELTS Học thuật (Academic Reading)
Hình thức thi trên giấy: Sẽ có 3 đoạn văn với nhiều câu hỏi sẽ thuộc đa dạng các dạng bài khác nhau.
Thời gian: 60 phút
Số câu hỏi: 40
Dạng câu hỏi: Một loạt các dạng câu hỏi được lựa chọn sử dụng: câu hỏi trắc nghiệm, xác định thông tin, xác định quan điểm của người viết, nối thông tin, nối tiêu đề, nối tính năng, nối phần kết câu, hoàn thành câu, hoàn thành tóm tắt, hoàn thành ghi chú, hoàn thành bảng, hoàn thành biểu đồ, hoàn thành nhãn sơ đồ và câu hỏi dưới dạng câu trả lời nhắn.
Nguồn nội dung: Nội dung được lấy từ sách, tạp chí, các bài báo và được viết cho những độc giả không phải chuyên gia. Tất cả các chủ đề được quan tâm chung. Những chủ đề này giải quyết các vấn đề thú vị, thích hợp và có thể tiếp cận được đối với những người sẽ dự tuyển vào các khóa đại học hoặc sau đại học hoặc đăng ký chuyên môn. Các đoạn văn có thể được viết theo nhiều phong cách khác nhau, ví dụ như tường thuật, miêu tả hoặc thuyết minh/lập luận. Ít nhất một văn bản chứa lập luận logic chi tiết. Văn bản có thể chứa các tài liệu không có ngôn từ như sơ đồ, đồ thị hoặc hình ảnh minh họa. Nếu văn bản chứa các thuật ngữ kỹ thuật, một bảng chú giải thuật ngữ đơn giản sẽ được cung cấp.
Trả lời: Thí sinh phải chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời trong thời gian thi. Sẽ không có thêm thời gian dành cho việc chuyển câu trả lời sang phiếu trả lời như trong phần thi Nghe. Thí sinh cần cẩn thận khi viết câu trả lời trên phiếu trả lời vì lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ bị trừ điểm.
Điểm số: Mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với 1 điểm.
Chi tiết phần thi Đọc IELTS Học thuật (IELTS Academic Reading)
Dạng câu hỏi 1 – Trắc nghiệm
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh tham gia dự thi sẽ phải chọn câu trả lời đúng nhất từ 4 phương án (A, B, C hoặc D) hoặc 2 câu trả lời đúng nhất từ 5 phương án (A, B, C, D hoặc E) hoặc 3 câu trả lời đúng nhất từ 7 phương án (A, B, C, D, E, F hoặc G).
Thí sinh sẽ phải viết chữ cái của câu trả lời đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi có thể liên quan đến việc hoàn thành một câu, trong đó chúng được đưa ra phần đầu tiên của câu và sau đó chọn cách tốt nhất để hoàn thành câu đó từ các lựa chọn, hoặc có thể liên quan đến các câu hỏi hoàn chỉnh.
Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong văn bản: nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ nằm trong văn bản trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Dạng bài thi này có thể sử dụng với bất kỳ loại văn bàn nào.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng đề trắc nghiệm (Multiple Choice) kiểm tra một loạt các kỹ năng đọc, bao gồm việc hiểu rõ các chi tiết hoặc hiểu biết tổng thể về các điểm chính của văn bản.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 2 – Xác nhận thông tin
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được cung cấp một số câu nhận định và được hỏi “Do the following statements agree with the information in the text?” (Câu trả lời nào dưới đây phù hợp với thông tin trong bài viết?). Sau đó, thí sinh sẽ được yêu cầu viết đáp án “True’, “False” hoặc “Not Given” trên phiếu trả lời câu hỏi.
Sự khác biệt giữa “False” và “Not Given”: FALSE – thông tin trong đoạn văn ngược lại với câu được đề cập; NOT GIVEN –thông tin không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.
Thí sinh cần lưu ý là bất cứ hiểu biết hay thông tin nào được cung cấp ngoài đoạn văn cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định câu trả lời mà phải bám sát đoạn văn mà đề bài cho.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi xác nhận thông tin đánh giá khả năng của thí sinh trong việc xác định những yếu tố cụ thể của thông tin được truyền đạt trong văn bản.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi – Xác định quan điểm của người viết
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được cung cấp một số câu nhận định và được hỏi “Do the following statements agree with the views/claims of the writer?” (Câu trả lời nào dưới đây phù hợp với quan điểm của người viết?). Sau đó, thí sinh sẽ được yêu cầu viết đáp án “True’, “False” hoặc “Not Given” trên phiếu trả lời câu hỏi.
Sự khác biệt giữa “False” và “Not Given”: FALSE – thông tin trong đoạn văn ngược lại với câu được đề cập; NOT GIVEN –thông tin không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.
Thí sinh cần lưu ý là bất cứ hiểu biết hay thông tin nào được cung cấp ngoài đoạn văn cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định câu trả lời trong bài thi.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi Xác nhận quan điểm của tác giả (Identifying writer’s views/claims) đánh giá khả năng nhận biết quan điểm hoặc ý tưởng của thí sinh và do đó, dạng câu hỏi này thường được sử dụng với các văn bản nghị luận hoặc tranh luận.
Số lượng câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 4 – Nối thông tin
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được yêu cầu tìm thông tin cụ thể trong các đoạn văn A,B,C,.. Thi sinh có thể được yêu cầu tìm: các chi tiết cụ thể, ví dụ, lý do, mô tả, so sánh, tóm tắt, giải thích. Thí sinh không nhất thiết phải tìm thông tin trong mọi đoạn/ phần của văn bản, nhưng có thể có nhiều hơn một phần thông tin mà người dự thi cần tìm trong một đoạn/ phần nhất định.
Dạng bài này có thể được sử dụng với bất cứ nội dụng nào để kiểm tra khả năng đọc, từ kỹ năng xác định vị trí chi tiết đến nhận dạng tóm tắt hoặc định nghĩa.
Nhiệm vụ trọng tâm: Bài thi nối thông tin đánh giá khả năng đọc lướt lấy thông tin cụ thể của thí sinh. Không giống như dạng câu hỏi 5 – nối các các tiêu đề (matching headings), dạng bài này liên quan đến thông tin cụ thể hơn là ý chính.
Số lượng câu hỏi: Linh hoạt.
Dạng câu hỏi 5 – Nối tiêu đề
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh sẽ được cung cấp một danh sách các đề mục, thường được xác định bằng chữ số La Mã viết thường (i, ii, iii, v.v.). Một tiêu đề sẽ đề cập đến ý chính của đoạn hoặc phần của văn bản. Thí sinh phải nối tiêu đề với các đoạn văn hoặc phần chính xác, được đánh dấu theo thứ tự bảng chữ cái.
Thí sinh viết các chữ số La Mã thích hợp vào ô trống trên phiếu trả lời. Sẽ luôn có nhiều tiêu đề hơn các đoạn, vì vậy một số tiêu đề sẽ không được sử dụng. Cũng có thể một số đoạn văn sẽ không được đưa vào trong câu hỏi. Có thể sẽ có một hoặc nhiều đoạn văn đã được nối với tiêu đề để làm ví dụ cho thí sinh. Dạng bài này được sử dụng với các văn bản có chứa những đoạn văn có chủ đề được xác định rõ ràng.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi nối tiêu đề (Matching headings) kiểm tra khả năng của thí sinh trong việc nhận ra ý chính hoặc chủ đề trong các đoạn/ phần của văn bản và phân biệt các ý chính với các ý hỗ trợ.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 6 – Nối các điểm đặc trưng
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu phải nối một tập hợp các câu lệnh hoặc các mẩu thông tin với một danh sách các lựa chọn. Các tùy chọn là một nhóm các điểm đặc trưng từ văn bản và được xác định bằng các chữ cái. Có thể một số phương án sẽ không được sử dụng và những phương án khác có thể được sử dụng nhiều hơn một lần.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng câu hỏi nối các điểm đặc trưng này (Matching features) đánh giá khả năng của thí sinh trong việc xem xét các mối quan hệ và sự kết nối giữa các sự kiện trong văn bản cũng như khả năng cảm nhận ý kiến và quan điểm của họ. Thí sinh cần có khả năng đọc lướt tìm thông tin cần thiết và đọc chi tiết.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 7 – Nối phần cuối câu
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được cung cấp nửa đầu của câu dựa trên văn bản và được yêu cầu chọn cách tốt nhất để hoàn thành câu đó từ danh sách các phương án khả thi. Thí sinh sẽ có nhiều phương án để lựa chọn hơn những câu hỏi. Thí sinh phải viết chữ cái đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn: nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai.
Nhiệm vụ trọng tâm: Nối phần cuối câu kiểm tra năng lực đọc hiểu ý chính trong một câu của thí sinh.
Số câu hỏi: Linh hoạt.
Dạng câu hỏi 8 – Hoàn thành câu
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh hoàn thành các câu với một số từ nhất định được lấy từ văn bản. Thí sinh phải viết câu trả lời của mình vào phiếu trả lời. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu hỏi theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn: nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên trong nhóm này sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Dạng bài này có thể được sử dụng với bất kỳ loại văn bản nào.
Nhiệm vụ trọng tâm: Dạng bài hoàn thành câu đánh giá khả năng xác định thông tin chi tiết/cụ thể của thí sinh.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 9 – Hoàn thiện tóm tắt, ghi chú, bảng, biểu đồ
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được cung cấp một bản tóm tắt một phần của văn bản và được yêu cầu hoàn thành nội dung tóm tắt bằng thông tin rút ra từ văn bản. Bản tóm tắt thường chỉ gồm một phần của văn bản chứ không phải là toàn bộ văn bản.
Thông tin đã cho có thể ở dạng: một số câu trong văn bản có tính kết nối (được gọi là summary), một số ghi chú (được gọi là notes), một bảng có một số ô trống hoặc một phần trống (được gọi là table), một loạt các hộp hoặc các bước được liên kết bằng các mũi tên để hiển thị một chuỗi sự kiện, với một số hộp hoặc các bước trống hoặc trống một phần (được gọi là flow-chart).
Các câu trả lời sẽ không nhất thiết sắp xếp theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ đến từ một phần hơn là toàn bộ văn bản. Có hai biến thể của dạng bài này. Thí sinh có thể được yêu cầu chọn các từ trong văn bản hoặc chọn từ danh sách các câu trả lời.
Trong trường hợp các từ phải được chọn từ đoạn văn, hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm.
Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Khi danh sách các câu trả lời được cung cấp, chúng thường bao gồm một từ duy nhất. Bởi vì dạng bài này thường liên quan đến thông tin thực tế chính xác nên thường được sử dụng với các văn bản mô tả.
Nhiệm vụ trọng tâm: Câu hỏi dạng tóm tắt văn bản đánh giá khả năng hiểu chi tiết và / hoặc ý chính của thí sinh trong một phần văn bản. Trong các biến thể liên quan đến tóm tắt hoặc ghi chú, thí sinh cần phải biết (các) từ loại sẽ phù hợp để điền vào một khoảng trống cho trước (ví dụ: cần sử dụng danh từ hay động từ, v.v…).
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 10 – Hoàn thiện nhãn dán (Diagram label)
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh được yêu cầu hoàn thành các nhãn trên một sơ đồ, liên quan đến mô tả trong văn bản. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ / số trong câu trả lời của họ, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu trả lời không nhất thiết được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn, và chúng thường sẽ đến từ một phần hơn là toàn bộ văn bản.
Sơ đồ có thể là của một số loại máy móc, hoặc các bộ phận của tòa nhà hoặc của bất kỳ yếu tố nào khác có thể được biểu diễn bằng hình ảnh. Dạng bài này thường được sử dụng với các văn bản mô tả các quá trình hoặc với các văn bản mô tả.
Nhiệm vụ trọng tâm: Việc hoàn thành nhãn sơ đồ đánh giá khả năng của thí sinh trong việc hiểu mô tả chi tiết và liên hệ với thông tin được trình bày dưới dạng sơ đồ.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Dạng câu hỏi 11 – Câu hỏi với câu trả lời ngắn
Hình thức và cấu trúc: Thí sinh trả lời các câu hỏi, thường liên quan đến thông tin thực tế về các chi tiết trong văn bản. Dạng bài này rất có thể được sử dụng với một văn bản chứa nhiều thông tin thực tế và chi tiết.
Thí sinh phải viết câu trả lời bằng chữ hoặc số vào phiếu trả lời. Thí sinh phải viết câu trả lời bằng từ ngữ xuất hiện trong văn bản. Các hướng dẫn sẽ làm rõ thí sinh nên sử dụng bao nhiêu từ / số trong câu trả lời của mình, ví dụ: ‘KHÔNG HƠN BA TỪ VÀ / HOẶC MỘT SỐ trong đoạn văn’, ‘CHỈ MỘT TỪ’ hoặc ‘KHÔNG HƠN HAI TỪ’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu thì sẽ bị mất điểm.
Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Những từ rút gọn sẽ không được kiểm tra. Những từ có gạch nối sẽ được tính là 1 từ đơn. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự như thông tin trong văn bản.
Nhiệm vụ trọng tâm: Các câu hỏi dưới dạng trả lời ngắn đánh giá khả năng của thí sinh trong việc tìm và hiểu thông tin chính xác trong văn bản.
Số câu hỏi: Linh hoạt
Phần thi Đọc IELTS Học thuật được chấm điểm như thế nào?
Bài thi Đọc sẽ được chấm bởi những giám khảo đã được chứng nhận và được giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo độ tin cậy. Tất cả phiếu trả lời sau khi được chấm sẽ được Cambridge Assessment English phân tích thêm.
Chuyển đổi điểm theo Band score
Một bảng quy đổi điểm được xây dựng cho bài thi Nghe, theo đó 40 điểm sẽ được quy đổi sang thang điểm 9 của IELTS. Điểm sẽ được chấm dưới dạng 1 band hoặc 0.5 band.
Reading ( Academic) |
|
Correct answers |
Band score |
39 – 40 |
9.0 |
37- 38 |
8.5 |
35 – 36 |
8.0 |
33 – 34 |
7.5 |
30 – 32 |
7.0 |
27 – 29 |
6.5 |
23 – 26 |
6.0 |
20 – 22 |
5.5 |
16 – 19 |
5.0 |
13 – 15 |
4.5 |
10 -12 |
4.0 |
7- 9 |
3.5 |
5 – 6 |
3.0 |
3 – 4 |
2.5 |