Thí sinh có thể yêu cầu phúc khảo bài thi chương trình IB DP (Diploma Programme) hoặc CP (Career-related Programme) không và có trường hợp thí sinh có thể bị hạ điểm sau khi phúc khảo không?
Nếu thí sinh muốn yêu cầu tổ chức IB chấm lại bài thi, thí sinh cần liên hệ với điều phối viên chương trình DP/CP của trường để thảo luận các phương án lựa chọn vì điều phối viên sẽ thay mặt thí sinh gửi yêu cầu này (được gọi là yêu cầu chấm phúc khảo). Dịch vụ chấm phúc khảo sẽ mất phí và điều phối viên có nhiệm vụ thông báo cho thí sinh (và/hoặc người giám hộ hợp pháp) về khoản phí liên quan. IB không nhận yêu cầu phúc khảo trực tiếp từ các thí sinh hoặc cha mẹ/người giám hộ hợp pháp của thí sinh. Ngoài ra, IB sẽ không thông báo kết quả phúc khảo cho bất kỳ ai khác ngoài điều phối viên chương trình DP/CP của trường. Thí sinh có thể bị hạ điểm khi tiến hành phúc khảo, vậy nên yêu cầu chấm phúc khảo cần có sự đồng thuận bằng văn bản của thí sinh (hoặc người giám hộ hợp pháp). Nếu trường không có sự đồng thuận của thí sinh/người giám hộ hợp pháp trước khi đưa ra yêu cầu phúc khảo và thí sinh bị hạ điểm sau khi phúc khảo, thí sinh sẽ không được khôi phục lại mức điểm ban đầu.
Ngưỡng điểm (Grade boundaries) là gì?
Phần đánh giá IB bao gồm một số cấu phần. Mỗi cấu phần sẽ có giá trị và trọng số khác nhau. Những điểm này sẽ được cộng thành tổng điểm và tổng điểm này được tính theo thang điểm từ 1 đến 7 của IB. Phạm vi điểm này được gọi là ngưỡng điểm (Grade boundaries). Công cụ chính khi thiết lập ngưỡng điểm là xem xét chất lượng bài làm của thí sinh dựa trên bản mô tả điểm (grade descriptors). Bản mô tả điểm là mô tả chung về bài làm tiêu chuẩn được kì vọng của mỗi thí sinh đối với một mức điểm nhất định. Bản mô tả điểm cũng nhằm hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt cho học sinh và đưa ra dự báo điểm cho học sinh. Thí sinh được khuyến khích liên hệ với điều phối viên chương trình DP/CP của trường nếu học sinh muốn biết thêm về ngưỡng điểm và ảnh hưởng của ngưỡng điểm đến điểm số của học sinh. Bạn có thể xem ví dụ về Grade boundaries tại đây.
Sự khác biệt giữa điểm của bằng tú tài IB và kết quả môn học IB là gì?
Chương trình tú tài IB là chương trình giáo dục cân bằng và khắt khe, đầy thử thách về mặt học thuật, là bước chuẩn bị cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi thành công tại trường đại học và cuộc sống sau này. Để đảm bảo đạt được cả chiều rộng và chiều sâu của kiến thức và sự hiểu biết, học sinh phải chọn ít nhất một môn học thuộc mỗi nhóm từ các nhóm sau:
- Nhóm 1: Ngôn ngữ và văn học
- Nhóm 2: Ngôn ngữ thứ 2
- Nhóm 3: Cá nhân và xã hội
- Nhóm 4: Khoa học
- Nhóm 5: Toán học
- Nhóm 6: Nghệ thuật (hoặc môn thứ hai từ nhóm 1 đến nhóm 5 thay cho môn nhóm 6)
Ngoài ra, học sinh phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Học 3-4 môn học ở trình độ nâng cao (HL) – gồm 240 giờ giảng dạy khuyến nghị cho mỗi môn học
- Số môn học còn lại học ở trình độ cơ bản (SL) – gồm 150 giờ giảng dạy khuyến nghị cho mỗi môn học
- Hoàn thành các cấu phần cốt lõi (DP core): bài luận mở rộng (EE), lý thuyết nhận thức (TOK) và hoạt động ngoại khóa (CAS)
Bằng tú tài (Diploma) được trao cho những học sinh đạt tối thiểu 24 điểm (trên tổng số 45 điểm) và đáp ứng những yêu cầu tối thiểu khác. Học sinh có thể chọn không đăng kí hoàn thành toàn bộ chương trình học IB mà chỉ học các môn học IB cụ thể (ví dụ: Toán trình độ nâng cao hoặc Kinh tế học trình độ cơ bản) hoặc học bất kỳ cấu phần cốt lõi nào (TOK, EE và CAS) mà học sinh chọn. Học sinh có thể tham gia nhiều hoặc ít môn học IB tùy thích và trường chấp thuận việc đó. Học sinh không nhận được bằng tú tài với mỗi môn học này mà chỉ nhận được các điểm theo thang 1 đến 7. Kết quả các môn học độc lập này được gọi là kết quả môn học tú tài IB (trước đây được gọi là giấy chứng nhận kết quả). Ngoài ra, những học sinh đã đăng ký và theo học chương trình IB hoàn thiện nhưng không đáp ứng tất cả các yêu cầu, cũng nhận được kết quả môn học tú tài IB (DPCR). Do vậy, kết quả môn học tú tài IB có thể bao gồm tất cả các cấu phần của Chương trình tú tài IB nhưng học sinh không được trao bằng tú tài. Tuy nhiên, học sinh vẫn được kiểm tra và đánh giá theo cùng các tiêu chuẩn và nguyên tắc của chương trình tú tài IB. Ranh giới giữa việc nhận được bằng tú tài IB hay nhận được chứng nhận kết quả môn học tú tài IB đôi khi chỉ phụ thuộc vào 1 điểm (ví dụ: 23 thay vì 24 điểm), hoặc học sinh không đáp ứng được một trong các điều kiện tối thiểu để được cấp bằng tú tài (ví dụ: không đạt điểm trong EE hoặc không hoàn thành thành phần CAS). Vì vậy, một học sinh có tổng điểm vượt xa 24 điểm vẫn có thể không được nhận bằng tú tài IB.
Nếu không được trao bằng tú tài thì thí sinh có đủ điều kiện để học đại học không?
Để biết thí sinh/học sinh đã tốt nghiệp có đủ điều kiện nhập học vào một trường đại học hay không, cần trực tiếp kiểm tra những điều kiện tuyển sinh của từng trường đại học.
Điểm P/N là điểm gì?
Kí hiệu “P” ngay bên cạnh bất kỳ môn học nào đã thi có nghĩa là điểm môn học này vẫn vẫn đang chờ xử lý. Kí hiệu “N” ngay bên cạnh bất kỳ môn học nào đã thi có nghĩa là IB không cho điểm môn học này vì tất cả các yêu cầu đều chưa đạt được. Thí sinh nên liên hệ với điều phối viên chương trình DP/CP của trường để biết thêm thông tin và thêm sự trợ giúp. IB sẽ không thảo luận điểm số với thí sinh/học sinh đã tốt nghiệp/phụ huynh/người giám hộ.
Điểm “đạt” đối với môn học tú tài IB là bao nhiêu điểm?
IB không ấn định điểm “đạt” đối với các môn học độc lập. Học sinh chỉ cần nhận được điểm môn học từ 1 đến 7 điểm. Các mô tả điểm của mỗi môn học cho biết mức độ thành tích mà học sinh đạt được đối với bất kỳ điểm số nhất định nào. Thông tin mô tả điểm chi tiết cho từng nhóm môn học được đăng tải tại đây.
Nhiều trường đại học thường sử dụng điểm 4 hoặc điểm 5 là mức tối thiểu để xét tuyển hoặc xếp lớp. Tuy nhiên Chương trình tú tài IB khác với các khóa học tú tài IB độc lập, điểm “đạt” tối thiểu của chương trình tú tài IB là 24 điểm, với giả định là những điều kiện khác đều phải được đáp ứng.
Thí sinh có thể thi lại bất kì môn học nào không? Thí sinh chỉ có thể thi lại các môn tại trường học mà thí sinh đăng kí dự thi lần đầu?
Nếu thí sinh muốn thi lại một môn học, thí sinh có thể dự thi lại trong các kì thi tiếp theo và tại bất kỳ Trường học IB nào có cung cấp Chương trình tú tài IB. Tuy nhiên, có những hạn chế được áp dụng, vì vậy thí sinh phải tham khảo ý kiến của điều phối viên chương trình tú tài IB tại trường học mà thí sinh muốn đăng ký thi lại. Ngoài ra, các trường IB không bắt buộc phải nhận các thí sinh thi lại. Bạn có thể tìm kiếm các Trường IB tại đây.
Nếu một học sinh đã dự thi vài lần (anticipated/retake/course candidate) thì học sinh có cần các mã PIN riêng để truy cập kết quả trên trang web mình không?
Có. Học sinh sẽ có một mã PIN riêng cho mỗi lần đăng ký dự thi. Thí sinh và/hoặc học sinh đã tốt nghiệp nên liên hệ trực tiếp với điều phối viên chương trình DP/CP của trường mình để nhận mã PIN của mỗi lần dự thi. Vì lý do bảo mật dữ liệu, IB không thể cấp quyền truy cập thông tin này.
Bằng tú tài song ngữ có lợi thế gì và làm thế nào để nhận được bằng tú tài song ngữ?
Bằng tú tài song ngữ có lợi thế đối với học sinh không phải là người bản xứ đăng ký học tại các trường đại học yêu cầu chứng minh sự thông thạo ngôn ngữ giảng dạy. Ngoài ra, nó còn có những lợi ích chung trong việc chứng minh khả năng thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ.
Thí sinh muốn nhận bằng tú tài song ngữ nên liên hệ trực tiếp với điều phối viên chương trình tú tài IB của trường mình để biết thêm chi tiết.
Học sinh dự định chuyển trường giữa chừng và vẫn muốn hoàn thành chương trình để lấy bằng tú tài. Nếu một trong những môn học hiện tại của học sinh không được giảng dạy ở trường mới, học sinh có thể hoàn thành môn học đó bằng hình thức học trực tuyến không?
Khả năng này có thể được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Trường học mới của học sinh chấp nhận hỗ trợ trường hợp này
- Môn học đó có giảng dạy trực tuyến.
Để tìm hiểu khả năng tham gia lớp học trưc tuyến, học sinh cần liên hệ với điều phối viên chương trình tú tài IB tại trường học mới của mình.
Học sinh có thể chuyển từ trường giảng dạy chương trình tú tài IB và chương trình CP sang trường tương tự không?
Có, tuy vậy dù Chương trình tú tài IB (hoặc CP) giữa các trường giống nhau, nhưng các lựa chọn môn học dành cho học sinh sẽ khác nhau. Ngoài ra, các trường IB hoàn toàn độc lập với tổ chức IB; và các trường sẽ thiết lập, thực hiện các chính sách riêng của trường mình, bao gồm cả chính sách liên quan đến tuyển sinh. Vì lý do này, học sinh (hoặc người giám hộ của học sinh) được khuyến khích liên hệ trực tiếp với trường mới mà học sinh muốn chuyển đến để biết thêm thông tin.
Con tôi hiện không học tại Trường IB hoặc con được giáo dục tại nhà. Vậy con tối có thể nhận được bằng tú tài IB trực tuyến không?
Hiện tại, chỉ những học sinh đăng ký học tại các trường IB được ủy quyền mới có thể nhận được bằng tú tài IB, áp dụng cả với các môn học được học tại trường hoặc học trực tuyến. Có một số môn học có hình thức học trực tuyến nhưng những môn này chỉ dành cho học sinh đã đăng ký học tại Trường IB. Như vậy trong trường hợp này, con của bạn không thể nhận được bằng tú tài IB đầy đủ.
Có yêu cầu bắt buộc độ tuổi tối thiểu hoặc tối đa học Chương trình tú tài IB không?
Chương trình tú tài IB chủ yếu hướng đến đối tượng học sinh trong độ tuổi từ 16 đến 19, tuy nhiên đây là một khuyến nghị chứ không phải một yêu cầu. Nếu một học sinh nằm ngoài độ tuổi này mà muốn theo học chương trình tú tài IB, nhà trường sẽ tự quyết định để đảm bảo học sinh đủ trưởng thành để đáp ứng các yêu cầu của khóa học.
Kết quả chương trình tú tài IB được tính như thế nào?
Tổng điểm của bằng tú tài là tổng số điểm đạt được trong 6 môn học (mỗi môn có điểm từ 1 đến 7 điểm) và sau đó cộng thêm điểm từ cấu phần cốt lõi (có mức điểm từ 0 đến 3 điểm). Như vậy, thí sinh có thể đạt được số điểm tối đa là 45 điểm*.
Với cách tiếp cận này thì các các môn học trình độ cơ bản (SL) và trình độ nâng cao (HL) đều được đánh giá ngang nhau về điểm số cuối cùng.
Tổ hợp điểm thành phần cốt lõi (DP core)
Khác biệt so với các môn học khác, lý thuyết nhận thức (TOK) và bài luận mở rộng (EE) được cho điểm từ A đến E. Thành phần thứ 3 của DP core là Hoạt động ngoại khóa (CAS) không được tính điểm vì CAS không có ý nghĩa đánh giá kết quả học tập trong DP core. DP core có đóng góp từ 0 đến 3 điểm trong tổng điểm bằng tú tài. Thí sinh không nhận được bằng tú tài nếu thí sinh đạt điểm E phần TOK hoặc phần EE, hoặc khi thí sinh không hoàn thành CAS. Số điểm được tính theo bảng dưới đây.
Điều kiện “không đạt”:
Thí sinh chỉ có thể nhận bằng tú tài nếu thí sinh không thuộc một trong các điều kiện dưới đây:
• Không đáp ứng các yêu cầu về Hoạt động ngoại khóa (CAS).
• Thí sinh đạt tổng điểm dưới 24 điểm .
• Nhận điểm N (Không được cho điểm) cho phần Lí thuyết nhận thức, bài luận mở rộng hoặc điểm một môn học.
• Nhận điểm E trong một hoặc cả hai phần phần lý thuyết kiến thức và bài luận mở rộng.
• Nhận điểm 1 trong 1 môn học/1 trình độ
• Nhận điểm 2 từ 3 lần trở lên (Trình độ nâng cao hoặc cơ bản).
• Nhận điểm dưới 3 từ 4 lần trở lên (Trình độ nâng cao hoặc cơ bản).
• Thí sinh đạt tổng điểm dưới 12 điểm đối với các môn trình độ nâng cao (với thí sinh đăng ký bốn môn trình độ nâng cao, tổng điểm sẽ lấy ba điểm cao nhất).
• Thí sinh đạt tổng điểm dưới 9 điểm trong các môn học trình độ cơ bản (với thí sinh đăng kí hai môn trình độ cơ bản phải đạt ít nhất 5 điểm trở lên).
Bằng tú tài song ngữ
Để thay thế bằng tú tài tiêu chuẩn, bằng tú tài song ngữ có thể được trao cho thí sinh nếu thí sinh:
- hoàn thành hai môn học ngôn ngữ thuộc nhóm nhóm 1 và đạt điểm 3 trở lên trong cả hai môn học này
- hoàn thành một trong các môn học thuộc nhóm 3 hoặc nhóm 4 bằng ngôn ngữ không trùng với môn học ngôn ngữ nhóm 1 mà thí sinh đã chọn. Thí sinh phải đạt điểm 3 trở lên ở cả môn học ngôn ngữ thuộc nhóm 1 và môn học thuộc nhóm nhóm 3 hoặc nhóm 4. Các môn thí điểm và các môn liên ngành có thể góp phần trong việc nhận bằng tú tài song ngữ với điều kiện các điều kiện trên đều được đáp ứng.
Những yếu tố sau đây không đóng góp vào việc nhận bằng tú tài song ngữ:
- bài luận mở rộng
- chương trình giảng dạy trong trường
- một môn học không thuộc nhóm sáu môn học trong chương trình tú tài IB (các môn học bổ sung)
Trung tâm Sarah Education hỗ trợ học sinh luyện thi IB như thế nào?
Hiện tại, Sarah Education liên tục tổ chức các lớp luyện thi IB gần như tất cả những môn học được giảng dạy tại các trường Cambridge tại Việt Nam.
Các lớp luyện thi IB có thể là lớp hỗ trợ 1-1 hoặc lớp với quy mô rất nhỏ để hỗ trợ học sinh hiệu quả nhất.
Để được tư vấn sát nhất về lộ trình luyện thi IB tại Sarah Education, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ SĐT 0375.855.668 (Ms Mây)!